Cách dạy con học lớp 1 của người Do Thái, Nhật Bản

Ghi chú: Tài liệu trích dẫn

Giai đoạn chuyển cấp vào lớp 1 là một bước chuyển mình đầy khó khăn và thử thách. Các em phải trải qua sự thay đổi toàn diện về môi trường học tập, phương pháp giảng dạy, bạn bè, thầy cô,… Nếu không nhanh chóng thích nghi và nỗ lực, đây thực sự là một thách thức lớn với học sinh. Xây dựng cách dạy con học lớp 1 sao cho phù hợp được nhiều bậc phụ huynh quan tâm.

Cách dạy con học lớp tinh tế của người Nhật, Do Thái

Những quan điểm cách dạy con học lớp 1 phổ biến

Khảo sát xã hội học chỉ ra, hiện nay, có hai tư duy cách dạy con phổ biến.

Quan điểm giáo dục con truyền thống

Những bậc phụ huynh có tư duy cách dạy con lớp 1 này coi trọng sự nghiêm khắc và đòn roi để răn đe con.

Cha mẹ thể hiện quyền lực tuyệt đối, cấm đoán con mọi điều mà họ cảm thấy không phù hợp. Những phụ huynh này coi cách dạy con học lớp 1 giỏi là phải ép học, hạn chế thời gian làm việc linh tinh và đi chơi.

Hiện tại, quan điểm giáo dục này đã bộc lộ nhiều thiếu sót của nó. Bởi sự áp đặt chỉ làm hình thành tư duy phản kháng và chống đối cho con.

Kết quả nghiên tâm lý tội phạm bạo lực của cảnh sát Mỹ cho thấy, có đến 80% tội phạm ở Mỹ có tuổi thơ phải chịu bạo lực và kiểm soát quá mức từ gia đình.

Đặc biệt, cách dạy con này vi phạm nhiều quyền lợi của trẻ em. Xã hội và nhiều chuyên gia giáo dục đã lên án quan điểm giáo dục này rất nhiều. Chúng ta có lẽ không còn lạ lẫm với những khẩu hiệu: “hạn chế bạo lực trẻ em”, “Đừng đánh cắp tuổi thơ của trẻ nhỏ”, “Trẻ em cần được tự do phát triển lành mạnh”,…

Do đó, quan điểm cách dạy con học lớp 1 này đang giảm dần trong xã hội hiện đại.

Kho tài liệu học tập Miễn Phí – Vietlearn

Quan điểm cách dạy con học lớp 1 hiện đại

Quan điểm giáo dục con thứ hai ngược lại với cách dạy con truyền thống. Những phụ huynh mang trong mình tư duy giáo dục này không lạm dụng quyền lực cha mẹ, đòn roi, sự áp đặt để dạy con. Thay vào đó, cha mẹ thể hiện sự tinh tế, chuyện trò và định hướng cho như những người bạn.

Cha mẹ không thu hẹp thời gian chơi của con. Ngược lại, họ dành thời gian và tạo môi trường chơi bổ ích và tự do cho con. Những phụ huynh này quan niệm rằng, con sẽ học nhiều điều bổ ích và phát triển toàn diện nhất khi được tự do hóa nhập khám phá thế giới thú vị xung quanh.