Dạy âm nhạc cho trẻ mầm non – Bài học đạo đức cùng trẻ trưởng thành

Ghi chú: Tài liệu trích dẫn

Dạy âm nhạc cho trẻ mầm non hiện nay được coi như là một vấn đề vừa là cơ hội. Lại vừa là thách thức đối với sự giáo dục nước nhà. Trong quá trình đổi mới, mở rộng tư duy về nền giáo dục hiện nay. Đặc biệt là trong giáo dục mầm non với các bộ môn hay các vấn đề có thiên hướng nghệ thuật như âm nhạc. Nó được coi như một bài học đạo đức đầy tinh thần nhân văn cho trẻ. Tuy nhiên, những bài học này cũng không tránh khỏi khó khăn trong quá trình xây dựng bài giảng. Cơ sở, điều kiện giảng dạy và khả năng truyền đạt cho học sinh.

Tại bài viết này, hãy cùng Vietlearn đi tìm hiểu về những vấn đề liên quan đến lợi ích, cơ hội và thách thức đối với việc dạy âm nhạc cho trẻ mầm non.

Một số hoạt động dạy âm nhạc cho trẻ mầm non

Một số hoạt động dạy âm nhạc cho trẻ mầm non

Dạy trẻ hát

Trong số các hoạt động dạy âm nhạc cho trẻ em, dạy hát là một hoạt động trực tiếp và mang lại hiệu quả cao nhất. Đây cũng là hoạt động được nhiều học sinh yêu thích. Việc dạy trẻ hát không chỉ là dạy trẻ về những tiết tấu âm nhạc. Những giai điệu trầm bổng hay các nốt trong bài hát. Mà còn là dạy trẻ cảm nhận trực tiếp tinh thần mà bài hát đó muốn truyền tải. Như tinh thần, ý nghĩa của bài hát. Giúp con có một năng lượng tích cực. Việc dạy trẻ mầm non hát còn giúp trẻ sớm phát hiện ra được đam mê. Cũng như năng khiếu âm nhạc và nghệ thuật của trẻ.

Việc dạy âm nhạc cho trẻ mầm non thông qua hoạt động dạy trẻ hát còn là một viên vitamin cho tâm hồn của trẻ. Con sẽ được đối diện với cảm xúc của mình. Và học cách bộc lộ tình cảm, cảm xúc thông qua các giai điệu, cách biểu diễn bài hát đó. Ví dụ có những đứa trẻ nói rằng mình yêu cha mẹ và gia đình bằng cách học và biểu diễn rất nhiều bài hát về tình cảm gia đình,…

Dạy trẻ nghe nhạc – Dạy âm nhạc cho trẻ mầm non thông qua cảm thụ

Đối với trẻ, việc rèn luyện để tạo nên độ sâu sắc trong tâm hồn là một yếu tố quan trọng. Để phát triển năng lực, nhận thức, tư duy của con. Việc lắng nghe và thưởng thức các bài hát. Cũng như các thể loại âm nhạc khác nhau như một phương thức hữu hiệu. Để làm phong phú hóa đời sống, thói quen văn hóa, nghệ thuật của trẻ. Nghe nhạc thường xuyên để trẻ mầm non hình thành một sợi dây liên kết giữa tâm hồn trẻ và âm nhạc. Giúp trẻ rèn luyện tinh thần tập trung, biết lắng nghe và tăng xúc cảm trong cuộc sống.

Một số hoạt động dạy âm nhạc

Vận động cùng âm nhạc và các giai điệu

Dạy âm nhạc cho trẻ mầm non hiện nay đã kết hợp với nhiều hoạt động khác trong chương trình giáo dục. Mà nổi bật nhất có thể kể đến là các hoạt động vận động. Sự kết hợp này tạo nên tính hiệu quả cho công tác dạy các môn học về âm nhạc cho trẻ. Các hoạt động kết hợp âm nhạc được các thầy cô thiết kế. Phù hợp với từng độ tuổi và thể chất của trẻ mầm non. Bên cạnh đó, giai điệu và các bài hát cũng được lựa chọn cẩn thận. Để vừa mang lại tinh thần phù hợp với trẻ mầm non. Vừa phù hợp với các động tác, hoạt động vận động. Lại vừa phải có ý nghĩa.

Sự vận động theo những giai điệu bài hát giúp trẻ có cơ hội được hoạt động thể chất. Tăng khả năng ghi nhớ động tác, phản ứng nhanh và có ấn tượng đối với âm nhạc. Một số hoạt động vận động được sử dụng cùng với âm nhạc cho trẻ mầm non như: Vỗ tay theo giai điệu, múa/ nhảy minh họa, vỗ tay theo hình tiết tấu,…

Khó khăn trong hoạt động dạy âm nhạc cho trẻ mầm non

Đối với việc dạy âm nhạc, thầy cô và các bậc phụ huynh cũng sẽ gặp không ít những vấn đề khi tiếp xúc và truyền đạt lại cho trẻ. Một số khó khăn có thể kể đến trong quá trình này như:

Thiếu sự đổi mới, sáng tạo trong quy trình dạy trẻ. Những quy trình dạy trẻ âm nhạc hầu hết phải tiến hành theo một trình tự nhất định.

Sự rập khuôn trong trình tự đó là điều nên thay đổi khi tiếp xúc với trẻ mầm non. Đó là những bé đang trong độ tuổi rèn luyện và phát triển tinh thần sáng tạo. Vì vậy, việc áp dụng đồng nhất quy trình dạy những môn nghệ thuật như âm nhạc là một vấn đề cần phải giải quyết của thầy cô và ba mẹ.

Hiện tại, việc đầu tư cho các môn học giáo dục âm nhạc còn mang nhiều hạn chế.

Những hạn chế về tinh thần, tư tưởng và định kiến về môn học này. Kéo theo hạn chế trong việc đầu tư cơ sở vật chất và đầu tư kinh phí cho trẻ tham gia lớp học. Đầu tiên đó là sự nhận thức về môn âm nhạc nói chung. Và âm nhạc đối với trẻ mầm non. Đặc biệt là trong môi trường học các môn văn hóa chưa được đánh giá cao. Nhiều người quan niệm việc học hát, học nhảy chỉ là những yếu tố phụ, không cần thiết và nên bỏ đi. Vì vậy, cơ sở vật chất cho việc dạy âm nhạc cho trẻ mầm non. Chưa thực sự được chú ý, đầu tư. Điều này là rào cản không nhỏ trong quá trình dạy và phát triển bộ môn dạy âm nhạc cho trẻ mầm non.

Lời kết

Trên đây là tổng hợp những thông tin hữu ích nhất về chủ đề dạy âm nhạc cho trẻ mầm non. Với những điều kiện và thách thức của vấn đề trong sự thay đổi không ngừng của nền giáo dục hiện nay. Bên cạnh đó, Vietlearn đã tổng hợp 1 số phương pháp để giải quyết thực trạng này. Vietlearn mong rằng với những chia sẻ của mình, các bạn sinh viên và phụ huynh có thể tìm ra phương pháp phù hợp nhất với bản thân và con cái.

Ba mẹ có thể tìm hiểu thêm những bài đọc về các chủ đề thú vị khác tại trang website chính thức của Vietlearn. Chúc ba mẹ và các con thành công trong việc rèn luyện các kỹ năng mới. Vietlearn rất vui khi có thể cùng đồng hành trong mọi chặng đường phát triển của con. Để Vietlearn cùng đồng hành với