Áp suất là gì bạn có biết? Kiến thức vật lý 8
Công thức áp suất là gì?
Áp suất được gây ra bởi chất rắn là áp lực tác dụng lên một đơn vị diện tích xác định. Áp lực này chỉ tác dụng lực lên vật ở bề mặt tiếp xúc. Từ đó chúng ta có thể suy ra công thức tính áp suất là gì? Công thức như sau: P = F/S. Trong đó:
P là ký hiệu của áp suất. Có đơn vị là N/m2.
F là ký hiệu của lực tác dụng. Đơn vị là N.
S là ký hiệu của diện tích tiếp xúc. Đơn vị là m2.
Đối với áp suất chất lỏng chúng ta không đề cập đến công thức tính. Áp suất chất lỏng là một lực đẩy của chất lỏng truyền trong các đường ống. Lực đẩy càng nhanh thì áp suất càng mạnh. Lực đẩy của chất lỏng càng yếu thì áp suất càng thấp. Chất lỏng ở đây có thể là nước, dầu…
Áp suất chất khí hay còn gọi là áp lực khí. Trong thực tế, máy nén hơi chính là ví dụ dễ hiểu nhất cho áp suất chất khí. Khi chất khí được nén lại tạo ra một áp suất lớn đè lên bề mặt của ống nén. Áp suất này rất lớn, người ta có thể dùng để nâng vật hoặc dùng trong nhiều hoạt động khác nhau. Công thức để tính áp suất chất khí như sau: P = d.h. Trong đó:
P: Là ký hiệu của áp suất. Có đơn vị là N/m2.
d: là trọng lượng riêng của chất lỏng được tính áp suất. Đơn vị N/m2.
h: là chiều cao của cột chất khí. Đơn vị m.
Đây chính là những công thức các em cần ghi nhớ và vận dụng trong các bài tập. Từng trường hợp đề bài khác nhau, các em sẽ sử dụng công thức khác nhau. Tuy nhiên, trong chương trình vật lý 8, các bài tập sẽ dễ hơn và chỉ áp dụng công thức đầu tiên.
Một số cách để làm tăng, giảm áp suất là gì?
Trong một số trường hợp, chúng ta cần phải tăng, giảm độ lớn của áp suất xảy ra. Điều này có thể áp dụng trong bài tập vận dụng hoặc cuộc sống hằng ngày. Vậy đâu là cách để làm tăng hoặc giảm áp suất? Các em hãy cùng tìm hiểu ngay dưới đây nhé!
Nồi áp suất hay được sử dụng
Dựa theo định nghĩa sinh ra áp suất chúng ta có thể thay đổi các yếu tố để đem đến kết quả như ý. Các tăng áp suất:
Tăng áp lực tác động nhưng vẫn giữ nguyên diện tích bề mặt bị ép.
Tăng lực tác động theo hướng vuông góc và giảm diện tích bề mặt bị ép.