Bài giảng chi tiết quy tắc dấu ngoặc cho học sinh lớp 6

Ghi chú: Tài liệu trích dẫn

Quy tắc dấu ngoặc trong chương trình toán học lớp 6 đóng vai trò như một bài giảng góp phần củng cố. Và mở rộng các dạng bài tập trong chương trình học. Những nguyên tắc này cần được học và nhớ xuyên suốt quá trình học toán. Không chỉ ở bậc trung học cơ sở. Mà còn phục vụ cho quá trình học tập và nghiên cứu các dạng toán sau này.

Lý thuyết – chi tiết bài giảng về quy tắc dấu ngoặc cho học sinh lớp 6

Lý thuyết về quy tắc dấu ngoặc

Lý thuyết về quy tắc dấu ngoặc hay cụ thể trong bài giảng lớp 6 là quy tắc bỏ dấu ngoặc. Về cơ bản có 2 điểm tương đương với 2 trường hợp cần lưu ý và ghi nhớ:

Khi bỏ dấu ngoặc mà trước đó là dấu “-”: Ta phải đổi dấu tất cả các số hạng có trong dấu ngoặc. Cụ thể là: Nếu các số hạng trong ngoặc có dấu “-” phải đổi thành “+”. Và ngược lại, đổi “+” thành “-”

Ví dụ: a – (b+ c – d) = a – b – c + d

Như quan sát, ta thấy, trước ngoặc (b + c – d) là dấu “- “. Vì vậy, muốn bỏ ngoặc, ta đổi dấu của các số hạng trong ngoặc: b thành “-b”, “+c” thành “-c”, “-d” thành “+d”.

Khi bỏ dấu ngoặc mà trước đó là dấu “+”. Ta giữ nguyên dấu các số hạng trong dấu ngoặc.

Ví dụ: a + (b +c -d)= a + b + c – d

Lý thuyết – chi tiết bài giảng về quy tắc dấu ngoặc cho học sinh lớp 6

Lý thuyết về tổng đại số

Về cơ bản, phép trừ có thể được coi là phép cộng với số đối của nó. Vì vậy, ta hoàn toàn có thể đổi một dãy phép tính bao gồm phép cộng và phép trừ thành một dãy các phép cộng.

Từ đó, rút ra được nhận xét: Một dãy các phép tính bao gồm các phép cộng và phép trừ giữa các số nguyên được gọi là một tổng đại số.

Ví dụ: a + b – c -d – e= a + b + (-c) + (-d) + (-e)

Như vậy, ta cũng có thể viết gọn các phép tính trong trường hợp: Một tổng đại số, sau khi chuyển các phép trừ trở thành phép cộng với số đối của số đó. Ta có thể viết thành một phép tính đại số gọn hơn. Bằng cách bỏ tất cả dấu của phép cộng và dấu ngoặc.

Ví dụ: a + b + (-c) + (-d) + (-e) = a + b – c -d – e

Lý thuyết về tổng đại số

Lưu ý

Trong một tổng đại số, có 2 lưu ý cần chú ý khi biến đổi một phép tính:

Có thể thay đổi tùy ý vị trí các số hạng trong tổng đại số. Lưu ý: Cần thay đổi số hạng kèm dấu của số hạng đó.

Ví dụ: a – b + c + d – e = a +c – e + d – b

Có thể thấy trong ví dụ trên, ta thay đổi vị trí của các số hạng b, c, d, e. Bên cạnh đó, các số hạng thay đổi vị trí kéo theo dấu của số hạng đó thay đổi vị trí theo. Cụ thể: c, d vẫn giữ nguyên dấu +, b, e di chuyển kèm dấu là “-e”, “-b”.

Lưu ý quy tắc dấu ngoặc

Có thể nhóm số các số hạng một cách tùy ý. Tuy nhiên, cần lưu ý: nếu đặt trước dấu ngoặc là dấu “ -”, cần đổi dấu tất cả các số hạng trong ngoặc.

Ví dụ với phép tính: a – b – c +d + e

Ta có thể tùy ý nhóm các số hạng trong tổng đại số. Có 2 trường hợp có thể xảy ra

  • Trước dấu ngoặc là dấu “+” (khi nhóm, ta giữ nguyên dấu tất cả hạng tử):

a – b + (-c +d + e)

  • Trước dấu ngoặc là dấu “-” (khi nhóm, ta đổi dấu tất cả hạng tử trong dấu ngoặc):

a – (b +c – d – e)

Hướng dẫn giải bài tập quy tắc dấu ngoặc, sách giáo khoa lớp 6

Bài 57 (trang 85 SGK Toán 6 Tập 1):

Hướng dẫn giải bài tập quy tắc dấu ngoặc, sách giáo khoa lớp 6

Bài 58 (trang 85 SGK Toán 6 Tập 1):

Hướng dẫn giải bài tập quy tắc dấu ngoặc, sách giáo khoa lớp 6

Bài 59 (trang 85 SGK Toán 6 Tập 1):

Hướng dẫn giải bài tập quy tắc dấu ngoặc, sách giáo khoa lớp 6

Bài 60 (trang 85 SGK Toán 6 Tập 1):

Hướng dẫn giải bài tập quy tắc dấu ngoặc, sách giáo khoa lớp 6

Bí quyết căn bản để nắm chắc kiến thức toán học ngay trong tiết học ở trường

Có lẽ, bí quyết này không còn xa lạ gì với các bạn. Muốn nắm chắc kiến thức ngay tại trường, điều cơ bản nhất cần làm đó là: chuẩn bị bài trước ở nhà.

Chuẩn bị bài trước ở nhà nên bắt đầu từ bước ôn luyện lại bài cũ. Trước tiên, các con cần học và nắm chắc kiến thức lý thuyết về các công thức, tính chất, định nghĩa, … Những kiến thức này thường bị bỏ qua vì theo phần đông quan niệm hiện tại, toán không phải là môn học thuộc. Tuy nhiên, nếu không nắm vững lý thuyết, phần giải bài tập sẽ trở nên khó khăn. Thậm chí, không thể giải các bài tập căn bản.

Bước thứ 2 của chuẩn bị bài ở nhà là đọc bài mới. Chuẩn bị trước cho những tiết học trên lớp sẽ giúp các con tự tin hơn. Có thể năng nổ hơn trong việc xây dựng bài mới.

Bí quyết căn bản để nắm chắc kiến thức toán học ngay trong tiết học ở trường

Một số phương pháp để học tập hiệu quả

Đối với bài tập về phép trừ hai số nguyên nói riêng và các bài tập toán lớp 6 nói chung. Vấn đề thường gặp nhất và sự nhầm lẫn trong quy trình giải bài tập. Để khắc phục những sai lầm trong quá trình học. Học sinh cần coi trọng việc ghi nhớ kiến thức.

Bắt đầu từ việc nhớ các nguyên tắc định lý, định nghĩa,… đến các bước giải và phương pháp giải quyết vấn đề. Để có thể làm tốt nhiệm vụ ghi nhớ, Vietlearn tổng hợp và giới thiệu cho các em học sinh 4 bước để ghi nhớ. Nếu áp dụng tốt, các em có thể học tập hiệu quả. Hạn chế sai lầm và có một nền tảng kiến thức vững chắc.

Tổng hợp kiến thức lý thuyết. Trình bày lại theo dạng sơ đồ, dàn ý

Đầu tiên, muốn ghi nhớ được một vấn đề để có thể vận dụng trong thực tế. Ta cần phải hiểu rõ bản chất của lý thuyết. Học sinh nên đọc lại lý thuyết và tiến hành tổng hợp.

Đọc lại bài học từ 2 đến 3 lần, và tóm tắt thành các đầu mục lớn, nhỏ,.. sắp xếp theo thứ tự giảm dần. Sau đó trình bày lại kiến thức đã tóm tắt dưới dạng bảng biểu, sơ đồ.

Vì sao nên trình bày lại lý thuyết dưới dạng sơ đồ? Theo như nghiên cứu của các nhà khoa học, sơ đồ tư duy là một hình thức ghi chép. Có khả năng kích thích tối đa sự hoạt động của não bộ. Khác hoàn toàn với những thông tin được ghi bằng hệ thống ngôn ngữ, ký tự, đường thẳng, … Nếu sử dụng sơ đồ tư duy, buộc phải kết hợp vận dụng các thông tin sáng tạo hơn. Như màu sắc, sự sáng tạo, sử dụng không gian,… Như vậy, não sẽ phải sử dụng những kỹ năng từ cả não phải và não trái. Như vậy, khả năng ghi nhận thông tin được nâng lên tối đa nhất.

Ôn luyện, củng cố lại kiến thức

Đối với học tập, việc ôn luyện lại và củng cố thêm kiến thức là vô cùng cần thiết. Nhất là đối với học sinh lớp 6 và dạng bài tập phép trừ hai số nguyên. Nên tránh những tư duy như chỉ học thuộc lý thuyết. Hay chỉ chăm chăm vào những điều bản thân đã tổng hợp trước đây.

Việc học là một quá trình dài, bởi thế, cần tăng cường ôn luyện. Có thể luyện bằng cách học lại lý thuyết hay làm các bài tập thực hành. Từ đó, củng cố thêm các kiến thức khác về cùng chủ đề bản thân đang học.

Lời kết

Trên đây là tổng hợp lý thuyết và hướng dẫn giải bài tập chủ đề quy tắc dấu ngoặc cho các em học sinh lớp 6. Bên cạnh đó, Vietlearn cũng đưa ra 1 bí quyết nhỏ giúp các con tập trung tốt hơn, nâng cao năng lực học toán. Để biết thêm nhiều bí quyết hơn. Mời phụ huynh và các con tham khảo thêm các bài viết khác của Vietlearn trong mục toán học lớp 6 nhé! Chúc các con học tốt chương trình toán lớp 6!

Nhân hai số nguyên khác dấu – toán lớp 6. Cùng trẻ vui học

Quy tắc nhân hai số nguyên cùng dấu – chinh phục toán lớp