Vật lý 6: Bảng đơn vị đo độ dài các em cần biết?

Thước đo độ dài – bảng đơn vị đo độ dài

Để có thể thiết kế ra chiếc thước mang số đo chuẩn chỉnh người ta phải dùng bảng đơn vị đo độ dài. Mọi chiếc thước được bán ra trên thị trường đều được kiểm tra kỹ về độ dài. Chúng ta hoàn toàn có thể tin tưởng và sử dụng hằng ngày. Tuy nhiên khi áp dụng vào bài tập, chúng ta không thể dùng những chiếc thước này để đo độ dài. Chính vì vậy, các em cần học thêm công thức tính độ dài khoảng cách, công thức tính quãng đường,…

Ước lượng độ dài bằng tay

Bên cạnh việc sử dụng thước, đôi khi chúng ta không tiện để tìm kiếm thước đo. Chúng ta hoàn toàn có thể ước lượng độ dài bằng tay. Tuy nhiên, cách xác định độ dài này có thể sẽ không chính xác. Các em chỉ nên tham khảo chứ không nên áp dụng nhiều trong bài học, hoặc tính toán. Để có thể dùng được cách ước lượng độ dài bằng tay. Chúng ta cần biết độ dài một gang tay của mình. Độ dài 1 gang tay người lớn sẽ khác với kích thước tay trẻ nhỏ. Độ dài 1 gang tay được tính từ đầu ngón cái đến đầu ngón giữa khi chúng ta xòe ngón tay hết cỡ.

 Ước lượng độ dài bằng tay
Ước lượng độ dài bằng tay

Góc tạo bởi ngón út và ngón cái là 90 độ, và lần lượt 60 độ với ngón trỏ,

45 độ ngón giữa, 30 độ ngón áp út.

Góc tạo bởi ngón út và ngón cái là 90 độ, và lần lượt 60 độ với ngón trỏ,
45 độ ngón giữa, 30 độ ngón áp út.

Cách quy đổi theo gang tay

Chúng ta có thể đo xem vật dài khoảng bao nhiêu gang tay. Sau đó quy đổi từ kích thước 1 gang tay ra kích thước của vật. Ví dụ 1 gang tay người lớn khoảng 18cm. Vật được xác định là dài khoảng 4 gang tay của người đó. Chúng ta lấy 18×4 để được số đo kích thước của vật theo hệ cm. Đây là cách ước lượng độ dài bằng tay mà ông bà, bố mẹ chúng ta thường sử dụng. Nếu con số được đo ra quá lớn, các em có thể dùng bảng đơn vị đo độ dài để quy đổi. Kích thước sau khi được quy đổi dù mang đơn vị đo độ dài khác. Nhưng trên thực tế kích thước vẫn bằng nhau.

Tác dụng

Đây là một mẹo vặt cuộc sống rất hay, các em có thể áp dụng trong trường hợp cần xác định nhanh. Vật phải có kích thước không quá lớn các em mới có thể áp dụng theo cách này. Tuy nhiên nếu dùng ước lượng bằng tay các em có thể gặp phải việc đo sai, đo không chuẩn. Hãy nắm rõ các ước lượng độ dài bằng gang tay trước khi sử dụng nhé!

Bài viết trên đây của chúng tôi đã đem đến cho các em cách đo độ dài và bảng đơn vị đo độ dài. Đây đều là những đơn vị thông dụng và được ứng dụng nhiều trong việc học tập và cuộc sống của các em. Các em nên học thuộc bảng đơn vị này để có thể làm bài tập vật lý lớp 6 dễ dàng nhất. Những bài tập về đo độ dài sẽ không còn là quá khó khăn với các em nữa. Chúc các em học tập và rèn luyện thật tốt đạt được kết quả như ý muốn của mình.