Gương cầu lõm là gì bạn có biết? Kiến thức vật lý 7
Ghi chú: Tài liệu trích dẫn
Bên cạnh những kiến thức quen thuộc về gương cầu lồi và gương phẳng. Gương cầu lõm là một trong những khái niệm được nhiều người quan tâm đến. Nếu như bạn muốn biết về tính chất gương cầu lõm, khái niệm và những bài tập liên quan. Hãy đọc ngay bài viết dưới đây của chúng tôi để có được những thông tin cần thiết nhất nhé. Tin rằng những chia sẻ mà chúng tôi mang đến sẽ không làm cho bạn thấy thất vọng. Cùng bắt đầu thôi.
Minh họa gương cầu lõm ra sao?
Gương cầu lõm là gì?
Nhiều người phân vân không biết gương cầu lõm là gì. Thực tế, chiếc gương này còn có tên gọi khác là gương hội tụ. Gương hội tụ là gương có một bề mặt phản xạ, chính là mặt trọng của một phần hình cầu. Chúng được hướng về nguồn sáng, tạo thành gương hội tụ. Ảnh của vật tạo từ chiếc gương này sẽ là ảnh ảo, và có độ lớn không bằng với vật. Ảnh thu được sẽ lớn hơn so với vật.
Tìm hiểu thêm về Gương cầu lồi
Gương cầu lõm có tác dụng gì?
Nhắc đến tác dụng của gương cầu lõm, ta có thể thấy rằng chiếc gương này có tác dụng giúp biến đổi các tia. Chúng có thể khiến một chùm tia sáng tới song song, đổi thành 1 chùm tia phản xạ hội tụ ở 1 điểm trước gương. Ngoài ra trong trường hợp ngược lại cũng tương tự. Biến đổi từ một chùm tia tới phân kỳ trở thành một chùm tia phản xạ song song.
Khác biệt với gương cầu lồi, tính chất ảnh của vật có thể thay đổi. Chúng sẽ khác nhau, phụ thuộc vào vị trí tương đối của vật đối với tâm của gương và tiêu điểm. Với gương hội tụ, khi ánh sáng mặt trời chiếu vào, chúng sẽ từ từ nung nóng và có khả năng đốt cháy vật.

Tính chất của gương hội tụ là gì?
Nhắc đến tính chất của gương cầu lõm, ta có thể liệt kê ra được một số tính chất dễ thấy như sau:
Gương hội tụ cho ảnh là ảnh ảo. Chúng có cùng chiều, lớn hơn so với vật. Khoảng cách từ vật đến gương sẽ nhỏ hơn so với khoảng cách từ tiêu điểm đi đến gương. Lúc này công thức là d<f
Gương hội tụ sẽ cho ảnh thật, ngược chiều với vật ở trên màn chắn trước gương. Ảnh sẽ lớn hơn vật nếu như vật nằm trong khoảng giữa tâm của gương tới tiêu điểm. Lúc này công thức là f<d<2f
Nếu gương hội tụ cho ảnh thật không cùng chiều với vật. Ảnh này ngược chiều màn chắn trước gương và nhỏ hơn so với vật. Lúc này khoảng cách từ vật đến gương sẽ lớn hơn so với khoảng cách từ tâm đến gương. Công thức là d >2f
Gương hội tụ có khả năng biến đổi một chùm tia sáng này thành tia sáng kia. Cụ thể, biến đổi một chùm tia sáng tới song song trở thành chùm tia phản xạ hội tụ. Biến đổi chùm tia sáng phân kỳ hoặc hội tụ trở thành chùm tia phản xạ song song. Biến đổi chùm tia sáng phân kì thành một chùm tia hội tụ. Ngoài ra còn có thể biến đổi chùm tia sáng hội tụ trở thành chùm tia phản xạ phân kỳ.
Tìm hiểu thêm Ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng có đặc điểm gì? Kiến thức lý 7
Ứng dụng của gương hội tụ là gì?
Nhắc đến ứng dụng của gương cầu lõm, nhiều người nghĩ ngay đến câu chuyện từ xưa. Acsimet là nhà vật lý học nổi tiếng. Ông đã tạo ra gương hội tụ bằng nhiều loại gương phẳng, xếp lại theo hình vòng cung. Nhờ cách đó, lợi dụng sự soi sáng của mặt trời, ông đã đốt cháy được thuyền của địch.
Ứng dụng của gương cầu lõm
Có nhiều ứng dụng của chiếc gương này trong cuộc sống hàng ngày. Gương hội tụ phù hợp để chế tạo những loại chao đèn, kính thiên văn… Ngoài ra còn có thể làm dụng cụ cho các bác sĩ nha khoa.