Hiện tượng cảm ứng điện từ là gì? Kiến thức vật lý 9

Ghi chú: Tài liệu trích dẫn

Học giỏi môn vật lý không hề khó. Để có thể nắm chắc được những công thức phức tạp, học sinh cần phải hiểu những khái niệm, lý thuyết trước đã. Một trong số những kiến thức cần ghi nhớ chính là hiện tượng cảm ứng điện từ. Đây là hiện tượng gì? Nguyên lý cảm ứng điện từ có thí nghiệm ra sao, ứng dụng cảm ứng điện từ như thế nào? Cùng đọc tiết bài viết của chúng tôi để hiểu thêm về những kiến thức này bạn nhé. Ngoài ra, chúng tôi cũng chia sẻ một số bài học để các em học sinh có thể áp dụng vào. Bắt đầu ngay thôi nào.

thi-nghiem-hien-tuong-cam-ung-dien-tu

Thí nghiệm Faraday

Trước khi tìm hiểu về hiện tượng cảm ứng điện từ, bạn nên biết về thí nghiệm này trước. Thí nghiệm Faraday nổi tiếng được cho là minh chứng đúng nhất cho hiện tượng trên. Đầu tiên, ta lấy một cuộn dây và mắc nó nối tiếp với điện kế G để thành mạch kín. Bên trên của ống dây đặt một thanh nam châm có hai cực Bắc, Nam. Từ thí nghiệm này ta có thể nhận thấy rằng:

Nếu ta rút thanh nam châm ra, dòng điện cảm ứng sẽ đi theo chiều ngược lại.

Di chuyển thanh nam chầm càng lúc càng nhanh, thì cường độ dòng điện cảm ứng sẽ càng lúc càng lớn.

Giữ nguyên thanh nam châm đứng yên so với ống dây. Ta thấy rằng dòng điện cảm ứng đi qua sẽ bằng 0.

Nếu ta thay nam châm bằng một ống dây có dòng điện chạy qua. Ta tiến hành các thí nghiệm như trên, kết quả thu được sẽ là tương tự.

Kết luận của Faraday

Từ thí nghiệm hiện tượng cảm ứng điện từ này, ông Faraday đã đưa ra những kết luận sau:

Từ thông mà gửi qua mạch kín sẽ biến đổi theo thời gian. Đây chính là nguyên nhân sinh ra dòng điện có cảm ứng trong mạch đó.

Dòng điện cảm ứng sẽ chỉ tồn tại ở trong thời gian mà từ thông gửi qua mạch kín biến đổi.

Cường độ dòng điện cảm ứng sẽ tỉ lệ thuận với tốc độ biến đổi của từ thông.

Ngoài ra, chiều của dòng điện cảm ứng có phụ thuộc vào từ thông. Cụ thể là sự tăng hoặc sự giảm của từ thông gửi qua mạch.

Nguyên lý cảm ứng điện từ

Hiện tượng cảm ứng điện từ là gì?

Từ thí nghiệm trên, nhiều người tò mò về định nghĩa của hiện tượng cảm ứng điện từ. Định nghĩa này không quá phức tạp. Có nhiều cách để sử dụng nam châm và tạo ra được dòng điện bên trong một cuộn dây kín. Dòng điện mà được tạo ra theo cách đó được gọi là dòng điện cảm ứng. Thế nên, hiện tượng xuất hiện ra dòng điện cảm ứng chính là hiện tượng cảm ứng điện từ. Đây là câu trả lời chính xác cho việc hiện tượng cảm ứng điện từ xảy ra khi nào?

Tìm hiểu thêm về động cơ điện một chiều

Định luật Lenz

Đây là định luật mở rộng, bên cạnh nghiên cứu mà Faraday mang đến. Heinrich Lenz cũng nghiên cứu về cảm ứng điện từ và ứng dụng hiện tượng cảm ứng điện từ. Ông phát biển như sau: Dòng điện cảm ứng điện từ sẽ phải có chiều sao cho từ trường mà nó sinh ra, sẽ có tác dụng chống lại nguyên nhân sinh ra nó.

Giải thích về điều này, ta có thể thấy như sau: Khi từ thông đi qua mạch tăng lên, từ trường cảm ứng sinh ra sẽ có tác dụng chống lại sự tăng từ thông đem đến. Điều này có nghĩa là từ trường cảm ứng ngược với chiều của từ trường ngoài. Không chỉ có vậy, nếu từ thông đi qua mạch giảm, thì từ trường cảm ứng mà dòng điện cảm ứng sinh ra nó, sẽ có tác dụng chống lại sự giảm của từ thông. Khi đó, từ trường cảm ứng sẽ có cùng chiều với từ trường ở ngoài.

Theo định luật Lenz, dòng điện cảm ứng lúc nào cũng sẽ có tác dụng chống lại sự dịch chuyển của các thanh nam châm. Thế nên, để dịch chuyển nam châm hiệu quả, ta cần tốn lực. Chính lực mà ta đã tiêu tốn sẽ chuyển hóa thành điện năng của dòng điện cảm ứng.

Ôn luyện lại kiến thức về dòng điện xoay chiều

Thông tin về cảm ứng điện từ

Ứng dụng của hiện tượng cảm ứng điện từ là gì?

Nhiều người muốn biết về ứng dụng của hiện tượng cảm ứng điện từ là gì. Hiện tượng này có rất nhiều ứng dụng. Thế nhưng ứng dụng quan trọng và hay được nhắc đến nhất là tạo ra dòng điện xoay chiều. Quá trình này được hiểu là biến đổi từ cơ năng thành điện năng.

Bài tập về cảm ứng điện từ

Cách giải thích hiện tượng này như thế nào?

Bạn nên hiểu về cách giải thích hiện tượng cảm ứng điện từ để có thể làm bài tập nhanh chóng nhất. Khi mà số đường sức từ đi xuyên qua tiết diện S của cuộn dây dẫn. Chúng sẽ làm xuất hiện ra dòng điện cảm ứng. Bởi thế, hiện tượng này sẽ gọi là hiện tượng cảm ứng điện từ.

Thực tế đã chứng minh, có cách để thay đổi số đường sức từ đi xuyên qua cuộn dây. Muốn thay đổi, người ta sẽ tạo ra sự chuyển động tương đối giữa cuộn dây và cục nam châm.

Ngoài ra, với cục nam châm vĩnh cửu, bạn sẽ thấy số đường sức từ nằm xung quanh nó không đổi. Thế nhưng khi nam châm và cuộn dây dẫn kín có chuyển động tương đối, ta sẽ thấy khác. Đó chính là số đường sức từ đi xuyên qua tiết diện S của cuộn dây có thay đổi.

Bài tập sách giáo khoa về cảm ứng điện từ

Câu 1: Cho hai đèn Led được mắc song song và ngược chiều vào hai đầu một cuộn dây dẫn với thanh nam châm vĩnh cửu. Bố trí thí nghiệm để xem dòng điện xuất hiện trong cuộn dây dẫn kín khi nào?

A Khi di chuyển nam châm lại gần phía cuộn dây

B Khi đặt nam châm đứng yên ở trước cuộn dây

C Khi đặt nam châm đứng yên ở bên trong cuộn dây

D Khi di chuyển nam châm đi ra xa cuộn dây

Câu 2: Với đề bài câu 1, nếu ta để nam châm đứng yên, sau đó cho cuộn dây chuyển động lại gần hoặc ra xa thì cuộn dây đó có xuất hiện dòng điện không? Tự làm thí nghiệm và dự đoán kết quả.

Giải bài tập hiện tượng cảm ứng điện từ

Câu 1: Bên trong cuộn dây dẫn sẽ xuất hiện dòng điện cảm ứng khi mà: ta di chuyển nam châm trở lại gần cuộn dây hoặc di chuyển nam châm ra xa so với cuộn dây.

Câu 2: Với thí nghiệm trên, có thể thấy rằng trong cuộn dây có xuất hiện dòng điện cảm ứng.

Làm sao để ghi nhớ kiến thức vật lý 9?

Kiến thức của hiện tượng cảm ứng điện từ chỉ là một phần nhỏ trong chương điện từ học. Vật lý 9 tập trung vào 4 chương khác nhau. Đó là điện học, điện từ học, quang học và sự bảo toàn và chuyển hóa năng lượng. Trong đó chương điện học và điện từ học được đánh giá là hai chương khó nhất. Để học được và nhuần nhuyễn kiến thức của hai chương này, các em sẽ phải bỏ ra rất nhiều thời gian.

Cách để ghi nhớ kiến thức vật lý 9 thông minh nhất, đó là sử dụng sơ đồ tư duy. Môn vật lý là một môn khoa học, bởi thế các kiến thức sẽ liên kết với nhau. Nếu các em muốn liên hệ tất cả kiến thức, hãy tóm tắt và trình bày trên một trang A3. Rất nhiều thế hệ học sinh đã áp dụng theo cách này và có thể ghi nhớ kiến thức rất chi tiết. Các em có thể lên trên internet và tham khảo một số mẫu trên đó. Nhưng hãy tự biến tấu và viết theo ý hiểu của mình. Điều này sẽ giúp các em ghi nhớ kiến thức nền tảng tốt hơn.

Nội dung hiện tượng cảm ứng điện từ

Trên đây là những thông tin mà chúng tôi mang đến cho mọi người về hiện tượng cảm ứng điện từ. Đặc biệt đối với học sinh khối 9, các em hãy ghi nhớ kỹ cách làm và nội dung nhé. Chúng tôi tin rằng với kiến thức vật lý nền tảng tốt, các em sẽ dễ dàng tiếp thu vật lý cấp 3 hơn. Hãy tham khảo bài viết khác trên website của chúng tôi các bạn nhé! Ví dụ bài viết về động cơ điện một chiều rất xứng đáng để bạn tham khảo đó.

Khám phá thêm những chủ đề mới

Chất dẫn điện và chất cách điện là gì? Kiến thức vật lý 7

Ứng dụng của nam châm là gì bạn có biết? Kiến thức vật lý 9

Cường độ dòng điện – Định nghĩa, công thức, phân loại và ý ngh