Phần 3 Bản ngã
Lời khen ngợi đầu tiên của bạn không nên được nói ra. Bạn có thể im lặng khen ngợi người ấy bằng cách cho họ thấy sự tôn trọng ngôn ngữ bản năng của cơ thể. Khi lần đầu nhìn anh ấy/cô ấy, thậm chí bạn có thể để mắt mình nhìn tới hai lần thật tinh tế. (Nhìn họ một lần. Quay đi. Rồi để đôi mắt bạn nhìn lại lần nữa như thể chúng cũng có tâm trạng riêng vậy).
Tiếp đó, hãy duy trì việc giao tiếp bằng ánh mắt nhìn sâu thăm thẳm trong khi nói chuyện với họ (thủ thuật 3: nhìn chăm chú). Hãy để đồng tử trong mắt bạn mở to với vẻ chăm chú (thủ thuật 4: đôi mắt quyến rũ). Thậm chí hãy nhìn họ ngay cả trong lúc im lặng để khiến họ cảm thấy bạn không thể rời mắt khỏi họ (thủ thuật 5: nhìn không biết mỏi).
Hãy chắc rằng cơ thể bạn chỉ tập trung vào họ, rằng bạn đang cười, hơi nghiêng về phía trước và gật gù khi đồng tình điều gì.
Nói ngắn gọn, hãy sử dụng những thủ thuật ngôn ngữ cơ thể mà chúng ta đã bàn ở trên để hẹn hò. Trong suốt cuộc trò chuyện đầu tiên có ý nghĩa tiên quyết đối với đối tượng, hãy chắc rằng bạn duy trì được cử chỉ tự tin của mình. Hãy buộc những suy nghĩ kiểu như “Tôi đang làm gì thế này?” ra khỏi tâm trí bạn. Bạn phải tập trung trọn vẹn vào đối tượng và khám phá ra anh ấy/cô ấy tuyệt vời như thế nào. Thái độ của bạn nên biểu lộ rõ ràng: “Tôi ổn – còn anh/em thật tuyệt!”
THỦ THUẬT 32: Ngợi khen đối tượng bằng ngôn ngữ của cơ thể
Khi gặp gỡ đối tượng, hãy tạo ra cảm giác về mặt tiềm thức là bạn bị họ hấp dẫn không thể cưỡng lại được thông qua ngôn ngữ cơ thể đầy vẻ ngưỡng mộ.
Hãy chọn ra những thủ thuật sử dụng đôi mắt và cơ thể để diễn tả việc anh/cô ấy đã hút hồn bạn như thế nào.
Bước 2: Đồng cảm
“Anh/em cũng nghĩ thế!”
Khi người ấy đang nói, bước tiếp theo bạn cần làm là tạo nên sự gắn kết hàm ẩn. Hãy để họ biết bạn hiểu và đồng cảm với những gì họ nói. Bạn thực hiện điều này bằng cách thi thoảng trong cuộc trò chuyện, đưa ra những âm thanh hoặc lời lẽ thể hiện sự đồng cảm, hiểu biết, thông cảm và đôi khi gọi tên của đối tượng.
Bạn có thể đơn giản dùng những tiếng như “À, ừ” hoặc “ừm”. Hoặc bạn cũng có thể dùng những cụm từ có ý ủng hộ như… “Anh/em hiểu cảm giác của em/anh”. “Anh/em cũng nghĩ như vậy…” “Anh/em đồng cảm với em/anh…” “Anh/em có thể tưởng tượng được là…” “Anh/em cũng đã từng ở hoàn cảnh tương tự như em/anh…”