Phản xạ tiếng vang là gì? Những điều cần biết vật lý 7

Ghi chú: Tài liệu trích dẫn

Chúng ta vẫn thường nghe thấy tiếng vang, âm thanh phản lại khi đi vào hang động, vách núi. Điều này có được coi là âm thanh truyền đi từ nguồn âm đến tai ta hay không? Tại sao lại xảy ra hiện tượng này? Phản xạ tiếng vang chính là những âm thanh mà chúng ta thường nghe thấy trong trường hợp này. Đây là một hiện tượng khá phổ biến trong cuộc sống thường ngày. Bài viết ngày hôm nay, chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu về chủ đề này nhé!

Tiếng vang là gì?

Độ to của âm

Để hiểu hơn về phản xạ tiếng vang, chúng ta cần phải biết âm thanh từ đâu mà có. Âm thanh được sinh ra từ những biên độ dao động của nguồn âm. Biên độ dao động chính là sự chênh lệch lớn nhất của vật so với vị trí cân bằng. Biên độ giao động càng lớn thì âm thanh được truyền đi càng to. Đây chính là sự xuất phát của âm thanh truyền đi từ nguồn âm. Độ to của âm sẽ quyết định âm thanh truyền đi được bao xa. Nếu độ to của âm nhỏ thì âm thanh chỉ có thể truyền đi gần và không thể xảy ra phản xạ tiếng vang.

Nói cách khác, khi biên độ dao động lớn, âm thanh truyền đi lớn thì có thể xảy ra phản xạ tiếng vang. Độ to của âm được đo bằng đơn vị đề – xi – ben hay còn được kí hiệu là dB. Đây chính là kí hiệu được quy ước để đo độ lớn của âm thanh. Ngoài dB còn có nhiều đơn vị khác để đo độ lớn của âm thanh. Tuy nhiên, trong chương trình vật lý lớp 7, các em sẽ dùng nhiều đến đơn vị này. Phản xạ tiếng vang cũng sử dụng đơn vị này để đo độ lớn của âm thanh phản lại. Các em nên nhớ đến đơn vị này để có thể tính toán âm thanh chính xác.

Môi trường truyền âm

Nếu các em đã tìm hiểu qua về âm thanh. Chắc hẳn các em sẽ biết không phải môi trường nào cũng có thể để âm thanh truyền đi. Đây chính là lý do chúng tôi quyết định đem đến cho các em những thông tin này khi tìm hiểu về phản xạ tiếng vang. Âm thanh chỉ có thể truyền đi và phản xạ lại trong môi trường truyền âm. Các môi trường cho phép âm thanh đi qua như rắn, lỏng, khí mới có thể xuất hiện điều này. Môi trường không khí là nơi dễ xảy ra sự phản xạ âm thanh nhất.

Chúng ta thường thấy những âm thanh vang vọng lại khi đi vào hang núi. Âm thanh chúng ta nói truyền đi trong không khí, sau đó vọng lại. Vận tốc truyền âm trong các môi trường là khác nhau. Điều này cũng quyết định đến việc phản xạ tiếng vang là nhanh hay chậm. Vì xét trên thực tế, âm thanh vẫn phải truyền đi mới có thể vọng lại. Vận tốc âm thanh truyền đi và vọng lại phụ thuộc vào vận tốc của môi trường truyền âm. Các em nên nhớ vận tốc trong từng môi trường truyền âm để làm bài một cách chính xác nhất.

Phản xạ tiếng vang là gì?

Như chúng ta đã đề cập đến phía trên, âm thanh truyền đi sau đó vọng lại gọi là phản xạ tiếng vang. Tuy nhiên, điều này là chưa đủ với định nghĩa. Âm thanh sau khi truyền đi, gặp phải mặt chắn, vang vọng lại mới được tính là phản xạ âm thanh. Nếu trong môi trường truyền âm không có mặt chắn âm thanh, thì điều này sẽ không xảy ra. Ví dụ chúng ta nói chuyện với nhau trong lớp học. Âm thanh truyền từ người nói sang người nghe mà hoàn toàn không có mặt chắn. Thì sẽ không xảy ra hiện tượng phản xạ của âm thanh. Vậy trong những trường hợp nào thì âm thanh có thể vang vọng lại?

Trên thực tế, chúng ta gặp phản xạ tiếng vang trong hang động, vách núi. Ở một số căn phòng, ngôi nhà trống, chúng ta cũng có thể thấy được điều này. Đó là do trong các không gian này xuất hiện mặt chắn âm thanh. Mặt chắn âm thanh trong hang động hay vách núi chính là những vách đá dựng đứng. Âm thanh sau khi truyền đi gặp phải những vách chắn này sẽ vang vọng lại tai ta. Đây là một hiện tượng hết sức bình thường và có thể gặp rất nhiều trong cuộc sống. Hiểu được kiến thức này, các em hoàn toàn có thể tự lý giải.

Độ quan trọng của phản xạ âm tiếng vang

Theo những nghiên cứu của các nhà vật lý học cho thấy. Âm phản xạ chúng ta nghe được cách âm trực tiếp ít nhất là 1/15 giây sẽ được tính là tiếng vang. Ngoài ra các âm thanh chúng ta nghe được nhanh hơn 1/15s thì đó là âm thanh thông thường. Tai của chúng ta vẫn có thể nghe thấy những âm thanh này nhưng không được tính là tiếng vang. Phản xạ tiếng vang chỉ xuất hiện sau 1/15s hoặc có thể lâu hơn. Đây chính là cách chúng ta nhận biết tiếng vang trong cuộc sống hằng ngày.

Vật phản xạ âm tốt, vật phản xạ âm kém

Chúng ta biết rằng, khi âm thanh gặp phải mặt chắn mới phản xạ ngược lại. Vậy những mặt chắn âm thanh như thế nào thì có thể nghe được tiếng vang. Vật phản xạ âm tốt và vật phản xạ âm kém sẽ quyết định điều này. Những vật phản xạ âm tốt thì chúng ta có thể dễ dàng nghe thấy tiếng vang. Còn đối với những vật phản xạ âm kém, chúng ta sẽ không thể thấy phản xạ tiếng vang.

Từ những thí nghiệm vật lý cho thấy, vật có bề mặt nhẵn sẽ phản xạ âm tốt hơn cả. Ví dụ như bức tường phẳng lỳ, vách đá thẳng dựng đứng, mặt gương, mặt đá hoa,… Đây cũng chính là lý do vì sao, khi chúng ta đứng trong những ngôi nhà mới xây. Chúng ta nói thường sẽ nghe được tiếng vọng lại. Bởi âm thanh từ chúng ta truyền đi trong không khí, sau đó gặp bức tường. Âm thanh này sẽ phản xạ lại và truyền đến tai ta.

Trái lại, với những vật có bề mặt xù xì, gồ ghề thường sẽ phản xạ âm kém hơn. Người ta còn gọi những vật này là vật cách âm, vật hấp thụ âm thanh. Âm thanh thông thường khi gặp những bề mặt như vậy thường sẽ không thể phản xạ lại. Âm thanh sau khi truyền đi gặp phải bề mặt xù xì sẽ trở nên nhỏ hơn và không gây ra tiếng vang. Những bề mặt như là miếng xốp, áo len, ghế đệm mút, cao su sẽ không phản xạ âm. Phản xạ tiếng vang phụ thuộc nhiều vào bề mặt phản xạ quyết định có tiếng vang hay không.

Kiến thức phản xạ âm tiếng vang

Bài tập vận dụng lý thuyết phản xạ tiếng vang

Đối với chủ đề này, các dạng bài tập các em thường gặp sẽ là dạng bài trắc nghiệm. Những câu hỏi thực tế hoặc kiểm tra lý thuyết sẽ được đặt ra cho các em. Phản xạ tiếng vang trong chương trình lớp 7 chưa yêu cầu phải tính toán độ lớn của âm phản xạ. Tuy nhiên, các em vẫn nên học, hiểu, ghi nhớ những kiến thức chung để làm bài tập. Một số dạng bài thực tế yêu cầu các em giải thích về âm thanh phản xạ. Các em chỉ cần ghi nhớ kiến thức lý thuyết là có thể giải thích hiện tượng thực tế.

Như chúng tôi đã lấy một vài ví dụ thực tế phía trên. Các em có thể ghi chép lại và tự lý giải, tại sao có tiếng vang trong trường hợp đó. Hoặc tại sao lại không xảy ra tiếng vang khi gặp các đồ vật chắn. Đây chính là dạng bài vận dụng kiến thức thực tế kết hợp lý thuyết. Vật lý 7 và những câu hỏi bài tập không hề khó nếu các em thực sự hiểu và nhớ kiến thức.

Động vật và phản xạ âm

Trên đây là những thông tin về chủ đề phản xạ tiếng vang trong chương trình vật lý 7. Hy vọng bài viết của chúng tôi đã đem đến cho các em những kiến thức dễ nhớ và bớt khô khan. Các em hãy học thật tốt môn học này nhé! Kiến thức vật lý có thể áp dụng rất nhiều vào cuộc sống hàng ngày. Ví dụ kiến thức về môi t