Vận tốc trung bình là gì? Vận tốc là gì? Kiến thức vật lý 8

Ghi chú: Tài liệu trích dẫn

Vận tốc là một trong những phần khó của bài tập Vật Lý 8. Phần kiến thức chung về vận tốc rất rộng. Trong đó cách tính vận tốc trung bình là hay được cho vào các bài tập áp dụng nhất. Các em học sinh đã nắm rõ khái niệm của vận tốc trung bình lớp 8 và các thông tin liên quan hay chưa? Bài viết sau sẽ giúp giải đáp tất cả. Cùng bắt đầu ngay thôi.

Vận tốc là gì bạn có biết?

Vận tốc là gì?

Khái niệm của vận tốc

Vận tốc được biết đến như là một đại lượng vật lý. Chúng đại diện cho cả tốc độ nhanh hay chậm lẫn hướng của chuyển động. Vận tốc được xác định bằng thương số giữa độ dài quãng đường di chuyển của vật trong một khoảng thời gian nhất định với khoảng thời gian đó.

Vận tốc ở trong khái niệm này được hiểu là vận tốc dài hay còn được gọi là vận tốc tuyến tính, khác với vận tốc góc. Trong Vật Lý, vận tốc lớp 8 được biểu diễn bởi vectơ (hay còn được hiểu là “đoạn thẳng có hướng”).

Công thức tính vận tốc cơ bản

Ta có, vận tốc trong chuyển động thẳng đều được xác định bằng công thức: v = s/t, Công thức này giống vận tốc trung bình.

Trong đó:

v là vận tốc

s là quãng đường vật đi được

t thời gian đi hết quãng đường đó

Từ công thức tính trên, ta có thể tính ra được 2 đại lượng là quãng đường và thời gian.

Công thức tính quãng đường khi biết được vận tốc và thời gian: s = v*t

Công thức tính thời gian khi biết được vận tốc và quãng đường: t = s/v

Đơn vị của vận tốc

Vận tốc được tính ra từ thời gian và quãng đường. Do vậy đơn vị vận tốc sẽ phụ thuộc vào đơn vị của độ dài và đơn vị của thời gian.

Với quy ước chung, quãng đường được đo bằng đơn vị mét (m). Thời gian được đo bằng đơn vị giây (s). Do vậy, đơn vị vật lý của vận tốc sẽ là m/s.

Đơn vị vận tốc là gì?

Ngoài ra, tốc độ còn được tính bằng những đơn vị khác như km/h, m/h, km/s…. Trước khi bắt tay giải các bài tập về vận tốc, học sinh cần phải xác định xem các đơn vị của thời gian, quãng đường đã về cùng 1 hệ quy chiếu hay chưa. Nếu chưa thì phải tiến hành đổi đơn vị trước khi thực hiện tính toán.

Quy ước cách đổi đơn vị trong vận tốc như sau:

1m/s = 3,6 km/h

1km/h = 0.28 m/s

Tìm hiểu thêm về khái niệm và công thức tính hiệu điện thế

Tìm hiểu về cường độ dòng điện và các khái niệm liên quan

Ứng dụng của vận tốc

Để đo độ lớn của vận tốc, người ta dùng tốc kế. Thiết bị này được áp dụng vào cuộc sống thực tế rất nhiều, ví dụ như máy bắn tốc độ của công an giao thông…

Sự khác biệt giữa vận tốc và tốc độ

Thực tế, nhiều người cho rằng tốc độ là vận tốc. Chúng không có sự khác nhau. Suy nghĩ đó là sai hoàn toàn. Tốc độ là độ lớn vô hướng của một vectơ vận tốc. Chúng chỉ có thể biểu thị tốc độ của một vật khi vật đang chuyển động.

Ví dụ cụ thể, một ô tô đang di chuyển với vận tốc tương đối 20km/h. Ô tô đang di chuyển trên đường tròn nên chúng có tốc độ không đổi. Còn vận tốc của ô tô sẽ thay đổi bởi vì hướng của ô tô có thay đổi. Khi ô tô đi hết một vòng tròn, tốc độ vẫn sẽ là 20km/h. Còn vận tốc của nó sẽ về 0, bởi vì ô tô quay trở lại vị trí ban đầu.

Vận tốc trung bình lớp 8

Khái niệm và công thức

Vận tốc trung bình xét một khoảng thời gian nhất định được tính bằng thương số giữa quãng đường vật di chuyển được trong khoảng thời gian đang xét và khoảng thời gian đó.

Thông tin vận tốc trung bình

Công thức vận tốc TB: vtb = S/t

Trong đó:

S là quãng được đi được

t là thời gian để có thể đi hết được quãng đường đó.

Một số bài tập về vận tốc trung bình

Bài 1: Một xe đang chuyển động từ A về B. Trong 0,75 quãng đường đầu đi được, xe chuyển động với vận tốc 36km/h. Xe chuyển động trong thời gian 10 phút, vận tốc 24km/h trong quãng đường còn lại. Vận tốc trung bình của xe trên cả quãng đường AB là bao nhiêu?

Bài 2: Một xe đang chuyển động từ A về đến B. Ở nửa đầu quãng đường, vận tốc của xe là v1= 40km/h. Ở nửa sau của quãng đường, xe có vận tốc là v2=60km/h. Hỏi v trung bình trên cả quãng đường của xe là bao nhiêu?

Bài 3: Một xe đang chuyển động từ A về B. Ở nửa thời gian đầu xe có vận tốc là v1=60km/h. Ở nửa thời gian sau xe có vận tốc là v2=40km/h. Tính vận tốc trung bình trên cả quãng đường AB của xe.

Hướng dẫn giải các dạng bài tập liên quan vận tốc trung bình

Bài 1: Phương pháp giải ở bài này không có gì phức tạp. Đây là bài tập giúp cho các em học sinh làm quen và hiểu hơn về v trung bình. Thế nên công thức tính toán khá đơn giản. Khi tính v trung bình trên một con đường chung, các em tính tỉ số là S/t.

Bài 2: Ở bài này đã có sự khác biệt và phức tạp hơn trong quá trình tính. Các em hãy gọi S là độ dài của cả đoạn đường này. Tiếp theo, tính tổng số thời gian theo vận tốc trung bình và của S. Sau đó, tính tổng thời gian theo S cùng các vận tốc thành phần. Vì thời gian trong cả 2 cách tính này là bằng nhau. Thế nên các em có thể liên hệ giữa vận tốc các thành phần và vận tốc trung bình.

Bài 3: Tương tự với bài 2. Nếu như bài 2 các em lấy đại lượng chung là S. Thì ở bài này các em hãy tính toán theo t. Đầu tiên, gọi t là tổng cả thời gian mà vật chuyển động hết trên quãng đường. Tiếp theo, tính tổng quãng đường theo v trung bình và đại lượng t. Tiếp tục tính tổng cả quãng đường theo t và các vận tốc thành phần. Khi đó, quãng đường trong cả 2 cách tính đều bằng nhau nên ta có thể dễ dàng liên hệ được các vận tốc thành phần và vận tốc trung bình.

Giải các bài tập vận tốc trung bình

Bài 1:

Độ dài của quãng đường sau là S2 = t2.v2 = 24. 1/6 = 4 (km).

Độ dài của quãng đường đầu là S1 = 3S2 = 12 (km).

Tổng độ dài của quãng đường AB là S = S1 + S2 = 12 + 4 = 16 (km).

Thời gian đi hết cả quãng đường đầu là t1­ = 12/36 = 1/3 (h)

Tổng thời gian đi hết cả quãng đường AB là t = t1 + t2 = 1/3 + 1/6 = 1/2 (h)

V trung bình sẽ là v = S/t = 16/(1/2) = 32 (km/h)

Bài 2

Đầu tiên, gọi S là độ dài quãng đường AB. Ta gọi v là vận tốc trung bình của xe đi cả quãng đường AB.

Thời gian để đi từ A về B là t = S/v (1)

Mặt khác, theo đề bài ta có t = t1 + t2 = S/2v1 + S/2v2 = S/2.40 + S/2.60 (2)

Từ (1) và (2) tính toán ta có: v = 48km/h

Bài 3

Gọi t là tổng thời gian xe chuyển động từ A về B, v là vận tốc trung bình của xe.

Độ dài quãng đường AB là: S = v.t (1)

Theo bài ta có: S=S1+S2=50t

Từ (1) và (2) ta có v.t = 50t

Như vậy, đáp án v = 50km/h

Dạng bài tập vận tốc trung bình

Trên đây là những thông tin chúng tôi mang đến cho bạn về vận tốc, vận tốc trung bình. Tin rằng qua bài viết này, các bạn có thể hiểu thêm về các khái niệm và dạng bài. Còn rất nhiều thông tin thú vị khác được đăng tải trên website của chúng tôi. Ví dụ bài viết về sơ đồ mạch điện chiều dòng điện. Đây đều là những kiến thức hay sử dụng, có thể dễ dàng áp dụng được trong cuộc sống. Thế nên bạn đừng bỏ qua nhé.

Khám phá thêm những chủ đề khác

Tốc độ phản ứng hóa học hóa 10 – lý thuyết, phương pháp giải bài tập

Làm sao để giúp