CHƯƠNG VII: Bí mật của chiếc nệm đơn cứng kiểu Nhật

Bà cũng chẳng quan tâm là ông ta có thêm nhiều bạn tình khác hay không. (Vì một lần ông ta đã cám ơn vì mấy cái bánh của bà nhưng bản thân bà không hề gửi.) Vì ông ta tốt hơn rất nhiều so với ông chồng mà bà ly hôn cách đây 10 năm. “Tôi thích có được cảm giác yêu cuồng yêu dại thế này,” bà bảo. “Rất nhiều bạn tôi, nhất là bạn từ thời còn đi học, đang độc thân nhưng đều có bạn trai hoặc những mối quan hệ tương tự. Tôi thì không biết gì về chi tiết những mối quan hệ ấy, chỉ biết rằng họ bảo, ‘Bên cạnh tôi đang có một người đàn ông’ và tôi cũng bảo họ điều tương tự.”

Kiểu tình yêu cuồng dại và không bao giờ nắm giữ được trong tay của Bản tình ca mùa đông đã ăn sâu vào văn hóa tình dục của Nhật. Nhà văn Ian Buruma thuộc trường phái Anglo của Hà Lan từng nói “nỗi buồn” và “luyến tiếc” là những từ hay xuất hiện nhất trong cả văn học cổ điển của Nhật và trong những bản tình ca đồng quê hiện đại. Ông ta còn tìm thấy nó trong phiên bản tiểu thuyết dạng “chick lit” của Nhật. “Khóc ròng vì luyến tiếc không phải là hành động thường thấy trong văn học phương Tây. Không phải vì họ vô cảm mà vì họ không thường biểu hiện nó ra một cách quá kịch, hay có lẽ vì những gì nghe có vẻ kịch trong tiếng Anh thì lại trở thành hoàn toàn bình thường trong tiếng Nhật.”

Một tình yêu đã nguội lạnh trong quá khứ không “hoàn hảo” bằng một tình yêu đã chết thảm ngay trước khi có cơ hội bắt đầu ( Bản tình ca mùa đông lại có cả hai). Phiên bản thảm thiết nhất của chuyện tình này là khi cả hai đều tự vẫn. Ngày nay ở Nhật mặc dù chuyện ly hôn rất phổ biến nhưng chuyện cùng tự tử vì yêu này vẫn còn tồn tại qua nghệ thuật. Những vở kịch Nhật trong thời Edo (từ thế kỷ 17 đến giữa thế kỷ 18), luôn ám ảnh với chuyện cả hai ôm nhau mà chết, và đến nay chúng vẫn còn được tái diễn. Như Buruma đã viết, đây chính là thời “tình yêu thường kết thúc trong bi kịch vì không có chốn dung thân cho tình yêu ở Nhật. Giữa hai vợ chồng chẳng tồn tại sự lãng mạn nào cả. Tình yêu đã chết ở ngưỡng cửa hôn nhân”.

Thật khó tưởng tượng một cuộc hôn nhân có thể tồn tại trong cái nền văn hóa có tiêu chuẩn tình yêu không tưởng như vậy. Những nhân vật trong thời đại ấy mỗi khi bị bắt buộc chọn lựa giữa nhân tình và bạn đời, họ thường thà chết với tình nhân. Giây phút họ cùng nhau tự vẫn chính là đỉnh điểm của lãng mạn trong câu chuyện. Trong Sonezaki Shinju , một trong những vở kịch rối Bunraku nổi tiếng nhất thời Edo, một gái điếm hạng sang đề nghị tình lang cùng mình quấn trong chiếc thắt lưng kimono của cô rồi tự tử trong rừng để họ “đến chết vẫn đẹp.”