Thay đổi về thể chất khi ta yêu

“Tại sao chúng ta phải lòng người này mà không phải người kia?”

Người ta không hẳn sẽ thức dậy đầy bí ẩn trong buổi sáng với một lượng quá tải chất PEA trong não bộ rồi bắt đầu say mê người đầu tiên họ thấy khi đó. Không, chất PEA và các hóa chất chị em với nó được sinh ra bởi những phản ứng xúc cảm và của phần não bộ bên trong trước một kích thích cụ thể.

Như thế nào ư? Đó có thể là mùi nước hoa thoảng qua của cô ấy, là cách anh ấy nói “xin chào”, cách cô ấy nhăn mũi khi cười. Thậm chí ngay một mảnh quần áo bạn mặc thôi cũng đủ khiến đối tượng của bạn nổi hứng rồi.

Chẳng hạn, năm 1924, Conrad Hilton, nhà sáng lập ra chuỗi khách sạn mang thương hiệu Hilton đã bị hớp hồn bởi một chiếc mũ đỏ nằm cách ông khoảng 5 bước trong nhà thờ. Sau buổi lễ, ông đã đi theo chiếc mũ đỏ tới cuối đường và cuối cùng thì cưới người phụ nữ đội chiếc mũ ấy.

“Tại sao những điều nhỏ bé đó có thể làm nảy sinh tình yêu?”

Tại sao những kích thích dường như vô nghĩa này lại có thể làm khởi phát tình yêu? Chúng đến từ đâu? Liệu chúng có nằm trong gen của chúng ta không?

Không, gen chẳng có liên quan gì tới chuyện phải lòng nhau của con người. Bản chất vấn đề nằm sâu trong tâm lý chúng ta. Đầu đạn sẽ phát hỏa khi chúng ta nhìn (nghe, ngủ, cảm thấy) cái gì đó ta thích nằm ngủ yên trong tiềm thức chúng ta. Nó chảy ra từ lòng chiếc giếng gần như không đáy mà hầu hết tính cách của chúng ta đều khởi phát từ đó – những trải nghiệm thời thơ ấu. Quan trọng nhất, những gì xảy ra với chúng ta trong khoảng từ 5 đến 8 tuổi. Khi ta còn rất nhỏ, một kiểu tiềm thức “hằn sâu” diễn ra. Nó cũng tương tự như hiện tượng đã xảy ra ở một số loài nhất định trong thế giới động vật.

Trong suốt những năm 1930, nhà lý thuyết người Úc lừng danh, tiến sỹ Konrad Lorenz đã buộc một đàn vịt con phải gắn bó bất đắc dĩ với ông. Quan sát cách lũ vịt con nháo nhác ngay sau khi nở, bắt đầu lẽo đẽo theo mẹ – và tiếp tục làm như thế cho tới lúc trưởng thành – tiến sỹ Lorenz quyết định tự mình sẽ tạo nên một ấn tượng “khắc sâu” với lũ vịt.