Tốc độ của lực hấp dẫn là bao nhiêu?

Từ khóa tìm kiếm: Hãy Trả Lời Em Tại Sao? – Tập 12 – Arkady Leokum

Isaac Newton đã tin rằng lực hấp dẫn đi ngang qua không gian vô tận một cách nhanh chóng, trên cơ sở là rất khó để tưởng tượng ra được giới hạn tốc độ mà lực vũ trụ do Chúa tạo nên có thể đạt được. Điều đó vẫn chưa được trả lời cho đến khi Einstein công bố Thuyết Tương Đối của ông. Câu trả lời trở nên rõ ràng là lực hấp dẫn có một vận tốc.

Theo Thuyết Tương Đối, lực hấp dẫn là kết quả của các vật thể khổng lồ bóp méo không gian và thời gian xung quanh nó dưới dạng giống như là một lực hút. Ein- stein đã có thể rút ra một phương trình sóng từ thuyết của ông, công thức này chỉ ra rằng các chuyển động mạnh mẽ bởi các khối vật chất tạo ra các sai lệch giống như sóng gợn của không gian và thời gian.

Công thức về sóng công bố năm 1916 cũng dự đoán rằng những sóng này đi với tốc độ của ánh sáng – 300.000km/s – và được xem như là vận tốc của lực hấp dẫn. Vì vậy, nếu mặt trời biến mất ngay bây giờ, các sóng của lực hấp dẫn tạo ra bởi sự biến mất của mặt trời phải mất tới 8 phút để đến được trái đất.

Tuy nhiên, đó là lý thuyết: cho đến ngày nay, không ai có thể xác minh nó một cách thỏa đáng cho đa số các nhà khoa học. Vào tháng 1 năm 2003 Giáo sư Sergei Kopeikin của Đại học Missouri-Columbia đã gây ra một cuộc náo động với việc tuyên bố rằng đã đo được vận tốc của lực hấp dẫn bằng cách sử dụng các đo đạc trên các tia sáng từ các thiên hà ở rất xa, xuyên qua trường hấp dẫn của Sao Mộc. Kết quả có được chỉ ra rằng vận tốc của lực hấp dẫn bằng khoảng hai mươi phần trăm vận tốc của ánh sáng. Không may là một số nhà vật lý có vẻ tin tưởng rất nhiều vào học thuyết cơ bản không thể thí nghiệm, cho nên thành công của kết quả trên không được quan tâm rộng rãi, như một cách để khẳng định một lần nữa là Einstein đúng.