Bạn biết gì về sao Thủy?

Từ khóa tìm kiếm: Hãy Trả Lời Em Tại Sao? – Tập 8 – Arkady Leokum

Trong các hành tinh lớn của hệ mặt trời thì sao Thủy ở gần mặt trời nhất, quỹ đạo sao Thủy rất dẹt, khi cách mặt trời gần nhất khoảng 46 triệu kilômét, khi xa nhất khoảng 70 triệu kilômét. Do sao Thủy cách mặt trời gần nhất, cho nên mặt trời nhìn thấy từ sao Thủy lớn hơn gấp mười ba lần mặt trời nhìn thấy từ trái đất. Mặt trời khổng lồ trong không trung sẽ chiếu nóng như thiêu như đốt.

Sao Thủy quay qua- nh mặt trời một vòng là 88 ngày, sao Thủy tự quay quanh mình một vòng hết 58,65 ngày. Tỷ lệ giữa chu kỳ tự quay quanh mình và quay quanh mặt trời là 2/3. Có nghĩa là thời gian sao

Thủy tự quay được 3 vòng bằng thời gian nó quay hai vòng quanh mặt trời. Đó là hiện tượng kỳ lạ biết bao! Tại sao lại như vậy? Đến nay vẫn chưa giải thích được. Đó lại là một bí mật nữa trong gia đình mặt trời.

Bán kính của sao Thủy ước chừng khoảng 2440 kilômét, thể tích chỉ bằng 5,6% của trái đất, khối lượng bằng 5,5% khối lượng trái đất. Do thể tích sao Thủy nhỏ, vận hành quanh mặt trời nhanh, lại ở ngay sát nút mặt trời, nên người ta thường gọi sao Thủy là em trai út trong các hành tinh thuộc gia đình mặt trời.

Vì sao Thủy cách mặt trời gần nhất, nó tiếp nhận ánh sáng mặt trời trên đơn vị diện tích gấp 10 lần trên mặt trăng. Trên xích đạo của sao Thủy, nhiệt độ lúc chính ngọ (12 giờ trưa) có thể cao đến 4270C, đêm tối bán cầu lạnh đến -1730C. Nhiệt độ thay đổi nhanh chóng như vậy rất khó có khí quyển, càng không thể có sinh vật gì. Chung quanh sao Thủy có một lớp khí quyển cực mỏng chủ yếu tạo thành bởi khí helium, đó có thể là gió mặt trời mà từ trường sao Thủy bắt được. Không thể nào đem sao sánh với khí quyển trái đất.

Năm 1973, thiết bị thăm dò của Mỹ phóng lên đã ba lần chụp hình ảnh bề mặt sao Thủy, từ đó chúng ta nhìn thấy được bộ mặt thật của bề mặt sao Thủy. Bề mặt sao Thủy rất giống bề mặt mặt trăng, đâu đâu cũng có núi hình vành khuyên lớn nhỏ đủ cỡ. Cũng có các dạng địa thế bình nguyên, thung lũng, bồn địa… Núi hình khuyên tròn trên Sao Thủy lại khác với mặt trăng. Núi hình khuyên tròn trên mặt trăng tập trung dày đặc ở khu cao nguyên, còn núi hình khuyên tròn trên sao Thủy thì tập trung dày đặc nhất ở bình nguyên.