Phương pháp tính toán như sau:
Trước hết ta tính tổng số người cần đi xe P và nửa số người đó là
P/2 .
P = 25 + 30 + 20 + 17 + 20 = 112 người
P/2 = 56 người
Sau đó tính toán tổng các công nhân cần đi xe rồi so sánh với số . Số người ở nhà máy A là 25 < 56.
Số người ở các nhà máy A, B là 25 + 30 = 55 <56.
Số người ở 3 nhà máy A + B + C là 25 + 30 + 20 = 75 > 56.
Số người ở nhà máy A cần đi xe nhỏ hơn một nửa số người cần đi xe nói chung, tức số người đi xe ở nhà máy A nhỏ hơn tổng số người đi xe ở 4 nhà máy B, C, D, E cộng lại, như vậy bến xe cần đặt gần hơn về hướng 4 nhà máy B, C, D, E. Mặt khác tổng số người cần đi xe ở hai nhà máy A và B nhỏ hơn một nửa số người cần đi xe, nên bến xe nên bố trí ở gần hơn về phía nhà máy C, D, E; mà tổng số người đi xe ở ba nhà máy A, B, C lớn hơn một nửa số người cần đi xe nên bến xe nên đặt ở gần hơn về phía ba nhà máy A, B, C. Theo các trật tự ưu tiên nêu trên thì bến xe vừa phải gần về phía nhà máy A, B, C lại vừa phải gần ba nhà máy C, D, E, vì vậy địa điểm bến xe tốt nhất là tại điểm C, là ở cổng nhà máy C.
Ở những nước có hệ thống y tế tiên tiến, để sớm chẩn đoán và điều trị bệnh, người ta thường tổ chức kiểm tra định kì bệnh ung thư. Kết quả các lần kiểm tra, có người có thể phản ứng dương tính về bệnh ung thư, liệu có phải những người này có thể thực sự bị ung thư không?
Thực ra trong mỗi đợt kiểm tra hoặc nhiều hoặc ít đều có thể có sai lầm. Ở đây có thể có hai loại sai lầm: Một loại là đối tượng kiểm tra thực tế không có bệnh nhưng kết quả kiểm tra lại cho biết là có bệnh (phản ứng dương tính), đây là loại sai lầm phóng đại kết quả. Một loại sai lầm khác là đối tượng kiểm tra thực tế có bệnh, nhưng kết quả kiểm tra lại báo không có bệnh (phản ứng âm tính), đây là loại sai lầm giảm nhỏ kết quả. Người bị kiểm tra dương tính có thể thực sự bị bệnh nhưng có thể không do mắc sai lầm phóng đại kết quả. Tương tự với người qua kiểm tra cho phản ứng âm tính có thể thực sự không bị bệnh hoặc có thể là người thực sự có bệnh nhưng kết quả báo sai do việc kiểm tra mắc phải sai lầm giảm nhỏ kết quả.