Răng của con người có phải cùng một thứ với răng súc vật?

Từ khóa tìm kiếm: Hãy Trả Lời Em Tại Sao? – Tập 3 – Arkady Leokum

Khi đào được một địa khai, hóa thạch mà gặp được một cái răng thì nhà khoa học mừng lắm. Răng là một manh mối rất quan trọng cho ta biết nó là của loài động vật nào, thuộc bộ nào (ăn cỏ, ăn thịt, ăn sâu bọ), chẳng hạn như thú ăn thịt thì có răng nanh dài để xé, thú gặm nhấm có răng cửa dài để “gặm” và thú ăn cỏ có răng hàm to để nghiền. mỗi động vật – bất kể là ngựa, bò, mèo, chuột, chó – đều có bộ răng thích hợp cho sinh hoạt, thực phẩm và thậm chí thích hợp với bản chất của chúng. Như con hải ly chẳng hạn, có răng dùng để cắt rất mạnh và lớn. Răng nanh của chó và mèo thì dài, nhọn, sắc để nó có thể dễ dàng giữ con mồi (trong miệng). Răng hàm của chúng cũng sắc để cắt xé thịt sống và gặm xương. Răng sóc dễ dàng gặm qua cả vỏ cứng của các loại hạt. Ngay cả cá cũng có răng để có thể nhai thức ăn. một vài loại cá mập có răng để xé thịt những con cá khác, trong khi đó một vài loại cá mập chỉ có răng cùn để nhai, nghiền các loại sinh vật biển có vỏ cứng như cua, sò. Loại cá chó (pike) có răng quặp vào bên trong khi nó nuốt mồi và sau đó lại duỗi thẳng ra. Răng rắn thì quặp vào phía trong để con mồi không thể thoát ra được.

Bộ răng của người – như ta biết – là một phức hợp, nghĩa là có nhiều chức năng, cái nọ khít với cái kia. theo các nhà khoa học, cách phối trí của răng con người là một bằng chứng chứng tỏ con người là giống ăn tạp, nghĩa là nó là động vật vừa ăn cỏ (thực vật) vừa ăn thịt (động vật) và vừa ăn sâu bọ.