Tại sao hàng ngàn hàng vạn người cùng làm việc trên một mạng mà không bị rối loạn?
Vậy thì giao thức mạng máy tính được phân loại và quản lý ra sao? Trong khoa học máy tính, một phương pháp thường dùng là phân tầng. Ví dụ một cuộc truyền thông nói chuyện của ta có thể chia ra ba tầng: nội dung, ngôn ngữ và truyền tải. Trên tầng nội dung, điều quan tâm là nói cái gì và nói thế nào. Trên tầng ngôn ngữ, điều xem xét là sử dụng ngôn ngữ mà hai bên đều hiểu (như tiếng phổ thông) và từ ngữ, rồi làm sao sắp xếp nội dung đàm thoại thành câu. Trên tầng truyền tải, phải xem xét tới cách thức thông tuyến bằng cách thức đó, như các cách thức thư từ, điện báo, điện thoại.
Xét theo ví dụ trên thì quy trình thao tác bấm máy điện thoại thuộc về tầng truyền tải, ước định ngôn ngữ đàm thoại thuộc tầng ngôn ngữ, còn quy trình đáp ứng điện thoại và quy phạm lễ nghi thông tuyến thuộc tầng nội dung.
Ta thấy rằng cách phân tầng có nhiều ưu điểm. Mỗi tầng đều độc lập với nhau, chức năng rõ ràng, dễ quản lý. Đặc biệt là trên mỗi tầng có thể ước định riêng rẽ, và có thể đặt ra ước định khác nhau cho những tình huống khác nhau. Trong ví dụ trên, cách thức truyền tải được đổi thành thư tín qua điện thoại, chỉ cần tăng thêm phần quy ước thể thức gửi thư bưu điện, không cần sửa đổi tầng nội dung liên quan và quy định về tầng ngôn ngữ.
Tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế đã đặt ra một tiêu chuẩn cho cấu trúc hệ thống mạng máy tính, gọi là mô hình chuẩn liên kết hệ thống mở (OSI – Open Systems Interconnection – btv). Trong đó quy định rằng mỗi hệ thống mở của mạng máy tính (có thể là máy tính, cũng có thể là mạng máy tính) đều phải có bảy tầng chức năng: Tầng ứng dụng, tầng biểu diễn, tầng hội thoại (tầng phiên), tầng chuyển tải, tầng mạng, tầng cáp truyền số (tầng liên kết dữ liệu) và tầng vật lí.
Giao thức về mạng máy tính cũng chia ra làm bảy tầng như vậy, mỗi giao thức mạng đều là giao thức giữa cùng một tầng của các hệ thống.
Từ khóa: Giao thức mạng.