Thế nào là điện thoại mạng?
Điện thoại mạng chính là hệ thống truyền tiếng nói bằng mạng dữ liệu. Do thường dùng là mạng liên kết, mà mạng liên kết lại dùng tiêu chuẩn IP, cho nên điện thoại mạng lại gọi là điện thoại IP.
Điện thoại mạng ban đầu được thực hiện bởi máy tính của chủ thuê bao. Bên nói đưa tiếng nói vào máy tính qua ống nói (micrô), máy tính sau khi đã mã số hóa lời nói thì truyền cho máy tính bên nghe qua mạng liên kết rồi hoàn nguyên thành lời nói mà phát ra. Điện thoại mạng có tính thương mại về sau thì lại được thực hiện qua “cổng mạng”. Cổng mạng là hệ thống máy tính chuyên dụng, là giao diện giữa mạng liên kết và điện thoại bình thường. Khi sử dụng điện thoại mạng thì chủ thuê bao điện thoại nội thị thông thường để liên kết với cổng mạng gần đó. Giữa các cổng mạng lại dùng mạng kết nối để truyền tải lời nói đã số hóa. Chỉ cần cung cấp mã điện thoại của bên nghe thì cổng mạng kết nối bên nói sẽ có thể tự động tìm ra cổng mạng nội hạt bên nghe, và thiết lập mối liên hệ. Tiếp đó thì cổng mạng bên nghe sẽ gọi bên nghe qua điện thoại nội hạt. Cuối cùng là nối thông đường dây điện thoại. Cổng mạng được tiêu chuẩn hóa, các nhà cung cấp khác nhau cũng có thể kết nối với nhau và phục vụ cho nhiều thuê bao hơn, chủ thuê bao thì không cần phải có thiết bị gắn kèm đã có thể dùng mạng kết nối để gọi điện thoại đường dài thay cho mạng điện thoại đường dài.
Vậy điện thoại mạng có đặc điểm gì? Điều này cần phải trình bày từ sự khác biệt của mạng điện thoại và mạng kết nối. Khi ta gọi điện thoại, khi điện thoại đã nối đường dây thì trên mạng điện thoại sẽ duy trì một đường thông từ A đến B. Dù chúng ta không nói thì người khác cũng không thể sử dụng được bộ phận dung lượng mạng này. Dù cho toàn mạng có bận rộn đến đâu, chúng ta chỉ cần nối thông thì chất lượng đường dây cũng không bị ảnh hưởng. Kiểu phương thức kết nối này gọi là trao đổi đường điện. Trong mạng liên kết, số liệu sẽ bị chia ra từng nhóm (gói), mỗi nhóm được truyền tải riêng rẽ trên mạng và sẽ chia sẻ dung lượng mạng với nhóm đến từ chủ thuê bao khác. Đó gọi là trao đổi nhóm (gói). Phương thức truyền tải này cũng tựa như việc gửi bưu kiện. Nếu đồng thời gửi đi nhiều bức thư từ A đến B, thì thời gian đến của mỗi bức thư và trạm trung chuyển của lộ trình sẽ có thể khác nhau. Khi mà tổng phụ tải của bưu điện là quá nặng thì có thể bưu phẩm sẽ bị chậm trễ hoặc thất lạc.