Vì sao có hiện tượng lũ bùn đá?

Từ “đầu nguồn” của lũ bùn đá hướng xuống, dưới chân dốc sẽ phát hiện một khe sâu cao hẹp và dựng đứng. Đây chính là “khu lưu thông” của lũ bùn đá. Bùn đá này đua nhau lao xuống, tới khu vực lưu thông dòng chảy, vì dốc và hẹp, thế năng chuyển hóa thành động năng, tốc độ sẽ càng ngày càng nhanh, lực tác động vào nó cũng càng ngày càng lớn, không ngừng va đập vào hai vách của khe núi. Đá, cát, bùn của hai vách cứ liên tiếp rơi xuống, không ngừng làm cho “đội ngũ” lũ bùn đá lớn mạnh, cuối cùng hình thành lũ bùn đá với những con sóng đá và tiếng gào thét dữ dội.

Lũ bùn đá sau khi trải qua giai đoạn gia tốc này, va đập mạnh xuống vùng bằng phẳng dưới chân núi. Do địa hình tương đối rộng và bằng phẳng, dòng đá tản đi khắp mọi nơi, động năng yếu đi, dần dần đem lượng lớn bùn đá chất đống phía dưới, hình thành nên địa hình có hình quạt, thường có thể nhấn chìm công trình kiến trúc hoặc cánh đồng lớn, phá hủy đường sắt và cầu, gây ra những thiệt hại nghiêm trọng cho việc xây dựng khu vực miền núi.

Một vài vùng núi cao của T ây Bắc và T ây Nam, vùng núi biên giới cao nguyên T ây T ạng và vùng hoàng thổ của T ây Bắc T rung Quốc là những nơi có khả năng xảy ra đất đá trôi. Ở nơi núi cao thung lũng sâu đó, nhiều mưa tuyết, thường xảy ra tuyết sạt hoặc mưa bão, càng làm cho vỏ T rái Đất vận động mạnh mẽ, ở một số nơi có điều kiện địa hình thich hợp sẽ rất dễ xảy ra lũ bùn đá.

T ừ khóa: Lũ bùn đá.