Vì sao phải phóng vệ tinh khí tượng?
Trái Đất là một hành tinh. Phàm những thiên thể quay quanh hành tinh đều gọi là vệ tinh. Mặt
Trăng quay quanh Trái Đất nên Mặt Trăng là vệ tinh tự nhiên của Trái Đất. Con người muốn biết tình hình khí tượng trên cao nên đã phóng vệ tinh nhân tạo quay quanh T rái Đất để thăm dò khí tượng, gọi là vệ tinh khí tượng.
Vệ tinh khí tượng bay trên độ cao hàng trăm, hàng nghìn, thậm chí hàng vạn km, có thể đo được những thông tin gì? Điều đó còn phải xem vệ tinh được trang bị những thiết bị gì.
Nói chung phóng vệ tinh khí tượng mục đích là để thăm dò kết cấu của thành phần bầu khí quyển trên cao, tia Vũ Trụ, bức xạ Mặt Trời và tính chất cũng như tác dụng của các hạt Mặt T rời trong tầng khí quyển, tình hình tầng điện ly, tình hình từ trường Trái Đất trong bầu khí quyển, từ trên cao quan sát tình hình mây, mưa, gió bão, v.v.
Kết cấu của thành phần khí quyển bao gồm tình trạng nhiệt độ, mật độ, áp suất không khí và sự thay đổi của nó theo chiều cao. T rước kia chỉ dựa vào một số hiện tượng trên cao (như ánh sáng vùng cực, sao băng, v.v.) để suy đoán, sau khi có vệ tinh khí tượng người ta đã đo trực tiếp.
T ia vũ trụ, bức xạ Mặt T rời và các vi hạt Mặt T rời là những nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến khí quyển tầng cao và tầng thấp. Sự biến đổi của thời tiết trong tầng không khí dưới độ cao 10 km như nhiệt độ, thành phần, chuyển động, sự phân bố của hơi nước đều liên quan với nhau.
Khí quyển tầng cao là cửa ngõ của tia vũ trụ. Bức xạ Mặt T rời và các vi hạt bắn ra từ Mặt T rời đi vào T rái Đất qua tầng khí quyển. Biết được tính chất và tác dụng của chúng trên tầng cao của khí quyển thì sẽ biết được tầng cao của khí quyển sẽ ảnh hưởng như thế nào đến sự biến đổi của thời tiết ở khí quyển tầng thấp.
Điều đó có lợi cho khám phá sâu hơn quy luật biến đổi của thời tiết, nhằm dự báo thời tiết được tốt hơn.
T ầng điện ly chủ yếu do bức xạ Mặt T rời cấu tạo nên. Vì nó có thể phản xạ sóng vô tuyến nên sự tồn tại của nó quan hệ mật thiết với truyền sóng vô tuyến bước sóng vừa và ngắn. Trước kia người ta dùng sóng ánh sáng phát từ mặt đất để nghiên cứu tầng điện ly nên tình trạng của nó từ độ cao 400 km trở lên không thể nào biết được. Có được vệ tinh khí tượng thì có thể phát sóng vô tuyến từ trên cao xuống để tìm hiểu tình trạng tầng điện ly từ 400 km trở lên.