Khí quyển dày bao nhiêu?
Từ khóa tìm kiếm: Hãy Trả Lời Em Tại Sao? – Tập 6 – Arkady Leokum
Nói đến “khí quyển”, không ít người cho nó là “không khí”. Không phải đâu, thực tế khí quyển và không khí không phải là một. Thành phần của khí quyển rất phức tạp, không khí chỉ là thành phần chủ yếu của khí quyển; ngoài ra, trong khí quyển còn có hơi nước và những hạt li ti, chất ô nhiễm v.v…
Bạn có thể nhìn thấy khí quyển không? Thông thường người ta không nhìn thấy khí quyển, nhưng có thể cảm thấy khí quyển tồn tại, thí dụ lúc gió sẽ cảm thấy dòng khí lưu động, khi người ta chạy sẽ cảm thấy có dòng khí cản lại. Khí quyển mà người ta tiếp xúc chủ yếu là khí tầng bề mặt lục địa. Khí quyển dày bao nhiêu? Ở những độ cao khác nhau thay đổi như thế nào?
Muốn biết độ dày của khí quyển, trước tiên phải xác định cho được giới hạn chiều cao của khí quyển, cho đến giờ chưa có cách nói thống nhất, căn cứ vào tính chất của khí quyển, nói chung giới hạn trên cao của khí quyển cách mặt đất một độ cao 1200 kilômét. Các nhà khoa học căn cứ vào thành phần nhiệt độ, hình thức vận động… của khí quyển, chia khí quyển ra làm năm tầng.
Tầng đối lưu là chỉ tầng thấp nhất của khí quyển, bình quân dày độ 12 kilômét. Khí của tầng này vận động lên xuống mây, mù, mưa, tuyết đều phát sinh ở tầng đối lưu.
Tầng này có quan hệ rất lớn đến sinh hoạt và sản xuất của con người, cũng là tầng có ảnh hưởng lớn nhất đến sự sinh tồn, phát triển, biến hóa của động vật và thực vật.
Bên trên tầng đối lưu là tầng bình lưu, bình quân dày độ 45 kilômét, giới hạn bên trên cách mặt đất một độ cao khoảng chừng 55 kilômét. Khí của tầng này vận động chính là nằm ngang, hàm lượng hơi nước rất ít, mây rất khó hình thành, cách mặt đất 20 đến 25 kilômét có tầng “ozon” hàm lượng rất cao.
Tầng trung gian ở ngay bên trên tầng bình lưu, bình quân dày độ 30 kilômét, giới hạn bên trên cách mặt đất khoảng 85 kilômét, nhiệt độ trên cao này xuống tới 83 độ âm.
Kilômét 800 100 80 60 40 20 0
Bên trên tầng trung gian là tầng ấm, giới hạn bên trên cách mặt đất 800 kilômét, không khí rất loãng, bức xạ mặt trời rất mạnh, nhiệt độ tăng nhanh theo sự thay đổi độ cao.