ai là người phát hiện ra tế bào?

Từ khóa tìm kiếm: Hãy Trả Lời Em Tại Sao? – Tập 8 – Arkady Leokum

Trong sự phát hiện ra tế bào phải kể đến việc chế tạo ra kính hiển vi và sự tiến bộ của kỹ thuật nghiên cứu khoa học. Người đầu tiên phát hiện ra tế bào không phải là một nhà sinh vật học mà là nhà vật lý học người anh – ông robert Hooke. Năm 1665, với chiếc kính hiển vi tự chế tạo, ông đã quan sát và phát hiện ở một cây non đã bị cắt ra thành những lát mỏng rất nhiều những ngăn nhỏ hình tổ ong nằm sát nhau. Ông gọi những ngăn nhỏ này là tế bào. Phát hiện của ông đã tạo nên bước nhảy vọt mở ra một giai đoạn mới cho những hiểu biết của con người đối với sinh vật. Vào cuối thập niên 30 của thế kỷ XiX, các nhà khoa học đã chỉ ra rằng tất cả mọi động vật và thực vật đều do tế bào cấu thành, vì thế tế bào chính là đơn vị cơ bản của sự sống. Từ lúc tế bào được phát hiện ra đến học thuyết tế bào tất cả là 174 năm nhưng việc nghiên cứu tế bào mới chỉ nằm trong giai đoạn khởi đầu. mấy chục năm gần đây, sự phát triển của kính hiển vi khiến người ta không khỏi ngạc nhiên. Ngày nay kính điện tử có độ phóng đại từ 800.000 đến mấy triệu lần đã tiến thêm một bước mở rộng tầm nhìn con người, tạo điều kiện cho chúng ta ngao du vào thế giới vi mô.

Còn có một người Hà Lan tên là Leeuwenhoek. Cũng với chiếc kính hiển vi tự tạo của mình, ông đã phát hiện ra những sinh vật nhỏ bé mà mắt thường không thể nhìn thấy được. Leeuwenhoek không phải là nhà vật lý học cũng chẳng phải là nhà sinh vật học. Thuở nhỏ

Kính hiển vi của Robert Hooke và những lát mỏng cây non được quan sát dưới kính hiển vi gia đình nghèo khổ, 16 tuổi ông phải đến học nghề ở một cửa tiệm thảm trải nền. Trong thời gian học nghề, ông đã học được cách sử dụng và chế tạo những chiếc kính phóng đại. sau khi mãn hạn học nghề, 22 tuổi, ông trở về quê hương, làm một chân thư ký trong tòa thị chính, cuối cùng ông đã mài được hai thấu kính lý tưởng. Đem hai thấu kính này gắn cố định trên một cái gọng kim loại, rồi lại lắp thêm một cái cán điều chỉnh hình xoắn ốc, ông đã chế tạo ra một chiếc kính hiển vi rất đơn giản có độ phóng đại gần 300 lần. Với chiếc kính hiển vi rất đơn giản đó, Leeuwenhoek đã nhìn thấy rất nhiều sinh vật mà vào thời đó khiến người ta kinh ngạc. Năm 1669, ông đã viết một bản báo cáo gởi đến Hội khoa học Hoàng gia anh. Bản báo cáo trình bày việc ông đã dùng một chậu hoa mới đựng nước mưa, sau bốn ngày ông phát hiện trong nước có vô số động vật nguyên sinh, nếu thêm vào nước đó một

Leeuwenhoek đang quan sát kính hiển vi

Kính hiển vi đơn giản do Leeuwenhoek chế tạo giọt rau nghiền, có thể còn nhìn thấy nhiều loại động vật nguyên sinh hơn nữa. Tiếp đó ông còn phát hiện ra vi trùng, tế bào máu người v.v… Ông đã tiến hành một thí nghiệm rất đơn giản. quan sát một mẩu bựa răng lấy ra từ khoang miệng của một ông lão không đánh răng, ông đã phát hiện ra hàng loạt vi sinh vật hình dạng không hề giống nhau.

Việc Leeuwenhoek phát hiện ra thế giới vi sinh vật, không những có tác động to lớn đến sự phát triển y học mà còn khiến người ta tin chắc rằng trong phạm vi khả năng mắt thường không thấy được tồn tại vô số vi sinh vật.