Ai là người sáng tạo ra “pháp luật trên bầu trời”?

Từ khóa tìm kiếm: Hãy Trả Lời Em Tại Sao? – Tập 8 – Arkady Leokum

Johannes Kepler (1571-1630) là nhà thiên văn học người Đức. Thành tích nổi trội nhất trong thiên văn học của ông là chỉnh lý tư liệu quan trắc của nhà thiên văn học người Đan Mạch Tico, người thầy của ông, đi sâu nghiên cứu sự vận động của sao Hỏa, từ đó phát hiện ra định luật thứ ba hành tinh quay chung quanh mặt trời.

Năm 1609, ông trịnh trọng tuyên bố trong tác phẩm “sách thiên văn học mới” của mình rằng:

Các hành tinh tự nó quay quanh mặt trời theo quỹ đạo hình bầu dục. Mặt trời ở vào một trong những tiêu điểm. Phát hiện này là bước tiến lớn sâu sắc hơn Copernic vì Copernic cho rằng hành tinh đi theo quỹ đạo hình tròn.

Hành tinh vận động theo quỹ đạo bầu dục nhanh chậm không đều, khi cách xa mặt trời thì đi chậm, khi gần thì đi nhanh.

Năm 1619 Kepler xuất bản tác phẩm “Thuyết hòa hợp vũ trụ” công bố quy luật thứ ba vận động hành tinh: “Bình phương của chu kỳ quay của hành tinh bằng lập phương của nửa trục dài quỹ đạo”. Có nghĩa là hành tinh cách mặt trời xa gần khác nhau, hành tinh cách mặt trời xa thì thời gian quay một vòng quanh mặt trời sẽ dài hơn so với hành tinh cách mặt trời gần. Ngược lại, chu kỳ quay của hành tinh gần mặt trời sẽ ngắn hơn hành tinh cách xa mặt trời.

Người ta gọi Kepler là “người sáng tạo pháp luật trên bầu trời” vì các hành tinh của Thái dương hệ đều phải tuân thủ ba định luật đó. Và cũng chính những điều này đã mở đường cho Newton phát hiện ra định luật sức hút.

Kepler lúc thiếu thời đã trải qua vô vàn thử thách, thể chất ốm yếu, bị nhiều trọng bệnh, gia đình phá sản. Nhưng ông đã ngoan cường học tập, đi sâu nghiên cứu, từ trung học đến đại học luôn đạt thành tích cao. Trong thời gian học đại học ông đã tiếp xúc với học thuyết của Copernic. Về sau ông tuyển chọn viết nên cuốn sách “Thiên văn học Copernic khái yếu”. Ông nói: “Tôi chỉ có thể dùng một cách giản đơn lý luận vũ trụ của Copernic thay thế cho giả thuyết trung tâm địa cầu, nếu như làm được, tôi còn phải làm cho mọi người đều tin tưởng rằng lý luận ấy là chân lý”.