Ai phát minh ra ngôn ngữ dấu hiệu dùng cho người điếc?
Từ khóa tìm kiếm: Hãy Trả Lời Em Tại Sao? – Tập 9 – Arkady Leokum
Trước thế kỷ 16, người vừa câm vừa điếc bị đối xử rất tàn tệ. Họ bị xem là người khùng, kém thông minh và bị nhốt kín trong nhà thương hoặc thậm chí bị giết chết.
Và rồi một bác sĩ người Ý tên là geronimo Cardano nảy sinh ý tưởng dùng chữ viết để dạy những người câm điếc này. Đây là sự kết hợp các ký hiệu đi kèm với những vật cụ thể.
Đến thế kỷ 18, một người Pháp tên Charles de L’Epée đã sáng tạo ra ngôn ngữ dấu hiệu. Đây là một hệ thống sử dụng những điệu bộ qui ước của bàn tay và cánh tay theo cách mà họ muốn thể hiện ý nghĩ cần trao đổi.
Trước đó vào thế kỷ 17, đã từng có bảng mẫu tự dùng ngón tay dành cho người điếc, rất giống với bảng mẫu tự chúng ta sử dụng ngày nay.
Mãi cho đến cách đây 85 năm, người câm điếc được được dạy cách giao tiếp bằng cách sử dụng phối hợp – những dấu hiệu, cách diễn tả bằng nét mặt, và dùng mẫu tự ngón tay. Một số người câm điếc có thể đánh vần hơn 130 từ một phút.
Nhưng điều nhà giáo dạy người câm điếc bắt đầu cảm thấy không hài lòng với cách dạy bằng ngôn ngữ dấu hiệu và mẫu tự ngón tay. Họ cho rằng điều này làm cô lập người điếc bằng cách ngăn cản họ giao tiếp với người có thính giác bình thường.
Ngày nay người điếc và người nặng tai học cách hiểu người ta nói gì khi nhìn vào môi người nói. Họ cũng học cách nói chuyện với nhau bằng quan sát và cảm nhận đôi môi và bộ phận phát âm của thầy giáo và bắt chước làm theo.