Bạn biết gì về vương quốc của loài ong?

Từ khóa tìm kiếm: Hãy Trả Lời Em Tại Sao? – Tập 7 – Arkady Leokum

Chắc hẳn các bạn biết rất nhiều chuyện về con ong. Trong vương quốc ong mật, ong thợ là tay đi xa. Chúng vốn là chị em ruột thịt với ong chúa (ong cái), nhưng bị mất khả năng sinh dục, dầu vậy chính ong thợ đảm trách tất cả công việc của vương quốc. ong thợ có cái đầu lanh lẹ, có cặp mắt kép to, không những nhìn rõ vật mà còn phân biệt được màu sắc. Miệng kiểu nhai hút. Một đôi cánh chất màng mọc ở bộ ngực mạnh, mỗi giây có thể vẫy 250 lần. Có ba đôi chân phân đốt, chân trước có một bàn chải phấn hoa do nhiều lông cứng hợp thành, bàn chải này làm sạch phấn hoa bám ở râu xúc giác. Đặc biệt là chân sau có công cụ lấy phấn hoa – bàn chải phấn hoa và túi đựng phấn hoa, đem phấn hoa thu được gia công thành viên tròn dính ở chân sau, vừa nhìn đã biết ngay là tay lao động chuyên biệt. ong thợ vừa mới từ trứng nở ra vẫn chưa biết làm việc; 2-3 ngày sau bắt đầu dọn sạch tổ; 4-5 ngày nuôi ấu trùng, nhai nát phấn hoa rồi cho mật và nước thành đồ ăn dạng dịch nhũ để nuôi ấu trùng; 7-8 ngày sau lớn thành con ong thợ bắt đầu gây mật, tiếp ra sáp, xây tổ, quạt gió và canh giữ mọi công việc của tổ ong. Gây mật là công việc hết sức phức tạp và mệt nhọc, trước tiên là hút mật thô vào dạ dày, dùng chất xúc tác nước bọt cho đường saccarose phân giải chuyển hóa thành đường glucose, sau đó nhả vào trong tổ. Có lúc phải hút nhả hơn 200 lần. Tiếp đó vẫy cánh quạt gió cho phần nước dư thừa bốc hơi. Cần mật hoa của hàng ngàn bông hoa mới có thể gây được 1g mật ong. Chất sáp là do tuyến sáp ở phần đuôi con ong thợ tiết ra tạo thành tổ ong hình trụ sáu cạnh, qua một ngày đêm, mật hút được biến thành sáp lỏng, do tuyến sáp tiết ra và ngưng tụ lại thành vẩy sáp, cần 120 phiến vẩy sáp mới thành một tổ ong. sau khi ra đời được 10 ngày, ấu trùng ong thợ ra ngoài tổ, bay thử để nhận tổ, về sau thành con ong làm công việc bên ngoài, chuyên môn lấy mật, lấy phấn hoa, lấy nước. Lượng lao động của con ong mật rất lớn, một con ong thợ gây 1kg mật phải lấy phấn hoa của 50 vạn – 100 vạn bông hoa, nếu từ tổ ong đến nơi lấy phấn hoa bình quân xa 1-5km thì phải bay 45 vạn km, tương đương bay một vòng quanh trái đất theo đường xích đạo. Lượng phấn hoa mỗi lần ong thợ đi lấy nặng gấp một lần trọng lượng bản thân. ong thợ có “trí nhớ” rất tốt, có thể qua việc quan sát hình thái của cạnh và góc của một địa điểm mà nhớ hình tượng của địa điểm đó, nhận ra địa điểm đó để tìm nguồn mật.

Mình con ong thợ còn mang điện tích, điện áp tới 1,8v, hình thành một từ trường sinh vật rất mạnh. Buổi sáng sớm, khi bay đi trên mình mang điện tích âm, khi mang đầy mật hoa bay về tổ thì lại mang điện tích dương. Nó có thể căn cứ từ trường của bản thân mà biết khi nào rời tổ để tìm mật. ong thợ còn thông qua quan sát phương vị mặt trời, sau khi về tổ sẽ nhảy múa vòng tròn hoặc nhảy múa số 8 để thông báo cho các ong thợ khác biết đi tìm nguồn mật, hoạt động tập thể. Một con ong thợ bình quân thường chỉ sống từ 1-2 tháng. ong chúa trong vương quốc ong mật là ong mẹ. Nó tiết ra một chất đặc biệt của mình để tất cả đàn ong thừa nhận vị trí vua chúa của nó, đồng thời đoàn kết tất cả đàn ong lại. Thường về mùa xuân, ong chúa rời tổ bay đi giao phối với ong đực, đem túi tinh của ong đực cất giữ trong mình, sau đó khống chế trứng thụ tinh và không thụ tinh. Một con ong chúa một năm có thể đẻ ra 20-30 vạn trứng, trọng lượng các trứng hầu như bằng trọng lượng bản thân. Năng lực sinh sôi khiến người ta phải kinh ngạc của nó quyết định cả vận mệnh của vương quốc. sữa ong chúa do ong mật làm ra chứa nhiều chất protein, nhiều loại vitamin, hai mươi mấy loại acid amin và đường glucose, chất béo… và chất đặc biệt quan trọng đến sức khỏe con người là kích thích tố (hormon) và kháng khuẩn tố, có công dụng tẩm bổ đặc biệt. Mỗi đàn ong một lần có thể cho 20-50g sữa ong chúa. ong mật sản xuất ra mật ong, thành phần chủ yếu là đường glucose (chứa 60-80%), một ít nước, đường saccarose, vitamin và chất thơm. hình thái và kết cấu đặc biệt của ong mật cho chúng ta nhiều gợi ý, ong mật còn nhiều điều bí ẩn đang chờ con người khám phá. Tại sao vương quốc ong mật lại có một tổ chức nghiêm ngặt như vậy? Tại sao ong thợ lại có sự hợp tác phân công hài hòa như vậy?

Đầu thế kỉ 18, có một nhà khoa học pháp đã đo đạc tính toán chính xác tổ ong nhỏ. Ông phát hiện góc độ hình sáu cạnh của đáy mỗi một tổ ong là như nhau: góc nhọn 70 độ 32’, góc tù 109 độ 28’. về sau có một nhà vật lý rất quan tâm đến vấn đề này, ông mời một nhà toán học nổi tiếng tính toán: dùng góc độ bao nhiêu để cấu thành tổ ong hình sáu cạnh mà dùng vật liệu ít nhất song dung lượng lại lớn nhất? Nhà toán học tính toán và cho kết quả: góc nhọn 70 độ 34’; góc tù 109 độ 36’. Kết quả tính toán cho thấy góc tù chênh lệch với kết quả đo đạc của nhà khoa học pháp là 2’. Mấy năm sau, một nhà toán học scotland chỉ ra sai lầm trong tính toán của nhà toán học nổi tiếng nói trên và gây ra tranh luận. về sau mới phát hiện ra nhà toán học nổi tiếng này dùng bảng lôgarít in sai. Ông dùng bảng lôgarít in chính xác để tính lại, thấy rằng góc độ mà nhà khoa học pháp đo đạc tính toán là đúng nhất, việc này đã làm xôn xao dư luận.