Bao giờ thì nhiên liệu hóa thạch cạn kiệt?

Từ khóa tìm kiếm: Hãy Trả Lời Em Tại Sao? – Tập 12 – Arkady Leokum

Trong quyển sách Nguồn tài nguyên cuối cùng (The Ultimate Resource), nhà kinh tế học Julian Simon đã tuyên bố, ngược lại với những khẳng định mang tính diệt vong, thế giới sẽ không bao giờ cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên. Theo Simon, trí thông minh sáng tạo của con người sẽ đảm bảo rằng rất lâu trước khi bất cứ tài nguyên nào thực sự cạn kiệt, một vài tài nguyên thay thế đã được tìm thấy. có một cuộc đánh cá giữa Simon với một nhà nhân khẩu học rất ưa chết chóc, Paul Ehrlich. Năm 1980, Simon đã đánh cá rằng giá của bất cứ năm thứ kim loại công nghiệp nào được chọn bởi Ehrlich cũng sẽ thấp hơn giá thực tế trong 10 năm sau – tương tự với quan điểm nghịch lý của ông rằng không có gì sẽ cạn kiệt. Sau đó thì năm 1990 cũng đến,và giá của năm thứ kim loại đã thực sự rớt xuống trung bình gần 40% (đã tính ảnh hưởng của lạm phát) so với năm 1980.

Sự tiên đoán thành công của Simon đã khiến mối nghi ngờ về tính đúng đắn của lời tuyên bố rằng mọi thứ sắp cạn kiệt. Do đó, không quá ngạc nhiên khi phát hiện rằng nhiên liệu hóa thạch cũng đã từng nhiều lần được dự đoán là sẽ cạn kiệt trong thế kỷ qua, mà thực tế là đã chẳng có gì như thế.

Sớm hơn, vào năm 1874, đã có những lời cảnh báo rằng dự trữ dầu hỏa của Mỹ sẽ cạn khô trong vòng bốn năm. Năm 1920, đội khảo sát địa chất học ở Mỹ đã ước lượng rằng tổng dự trữ dầu của thế giới vào khoảng 60 tỉ thùng; số lượng chỉ dùng được trong hai năm với tốc độ tiêu dùng hiện nay. Con số đã tăng vọt lên thành 600 tỉ thùng vào 1950 và ngày nay thì nó còn cao hơn gấp năm lần. Trong những năm 1940, 35% số giếng dầu đã cạn kiệt. Đến những năm 1990, chỉ là 23%. Về lâu dài, biểu đồ giá cả có vẻ khá ổn định – ngoại trừ những đợt bùng nổ như vào năm 1973 và 2005.

Chuyện tương tự cũng xảy ra với than đá và khí đốt, giá của chúng đã thực sự hạ. Sao lại có thể như vậy được? Theo những báo cáo phát hành vào năm 2004 bởi Trung tâm quốc gia ở Hoa Kỳ về Phân tích Chính sách, lời giải thích nằm trong những phương pháp cực kì phức tạp trong việc tìm kiếm và chiết tách những nhiên liệu này, cũng giống như những gì mà giáo sư Simon đã tuyên bố. Đây có phải là lời bào chữa cho sự phung phí hay không? Không hẳn vậy, có những lý luận địa chính trị khác xa so với những lý luận môi trường chống lại sự lãng phí. Ví dụ: nếu Mỹ có thể từ bỏ việc lãng phí khí đốt của mình và sử dụng năng lượng hiệu quả như Tây Âu, họ có thể tự giải phóng mình khỏi sự lệ thuộc về dầu từ những nước vùng Vịnh.