Bão là gì?

Từ khóa tìm kiếm: Hãy Trả Lời Em Tại Sao? – Tập 6 – Arkady Leokum

Vùng hình thành bão là trên vùng nhiệt đới, luồng khí cuồn cuộn thổi với tốc độ 20-30km/h qua quần đảo Phil- lipines, từ Bắc eo biển Basi và Balin di chuyển về phía Tây. Vùng bão đi qua có mưa to gió lớn, sóng to và triều mạnh, có sức phá hoại lớn. Bão hình thành từ vùng biển Thái Bình Dương. Vì nguồn hình thành bắt đầu từ mặt biển vùng nhiệt đới, gây ra mưa to gió lớn ở những vùng bão đi qua, nên còn gọi là “bão nhiệt đới”.

Bão hình thành ở mặt biển nhiệt đới Đông Thái Bình Dương và Đại Tây Dương gọi là gió xoáy lớn, hình thành ở Ấn Độ Dương gọi là gió bão.

Các nhà khoa học vẫn chưa thống nhất về nguyên nhân sinh ra bão, nhưng muốn một cơn bão hình thành phải có đủ các điều kiện sau đây:

Một: mặt biển rộng, nhiệt độ cao, ở vùng nhiệt đới, nhiệt độ nước không quá 26,50C, có lượng nước bốc hơi lớn, có đủ lượng hơi nước để hình thành luồng khí mạnh bốc lên cao.

Hai: có các luồng khí mạnh gặp nhau ở vùng xích đạo, có tác dụng thúc đẩy, dễ dẫn đến hình thành bão.

Ba: trái đất tự quay đem các luồng khí tụ tập đó cuốn lên cao tựa như một cái ống tròn lớn không đáy chụp lên mặt biển vậy.

Phạm vi ảnh hưởng của bão rất lớn, có đường kính đến 600-1000km, lớn nhất tới 2000km. Luồng khí cuộn tròn đó có thể cao tới 12-16km. Trung tâm bão là nơi luồng khí ở dưới thấp ổn định, nước biển hạ thấp thành một vùng lõm, trên trời mây ít, sức gió yếu. Trung tâm bão gọi là mắt bão, bán kính từ 5-30km. Bên ngoài trung tâm bão mới là thành phần chính của bão, bán kính khoảng 100km, luồng khí cuộn lên cao hình thành một cột ống mây thẳng góc. Trong vùng bão, mây phủ dày đặc, mưa to gió lớn, sức gió tới cấp 12, lượng mưa hơn 100mm. Bán kính vùng ven bão từ 200-300km, vùng các luồng khí gặp nhau thường có mưa to gió lớn.

Luồng khí ở tầng cao

Luồng khí ở tầng thấp