Bệnh bạch tạng là bệnh gì?

Từ khóa tìm kiếm: Hãy Trả Lời Em Tại Sao? – Tập 4 – Arkady Leokum

Nếu gọi bạch tạng là “bệnh” thì e không chính xác. Bạch tạng chỉ là hiện tượng làn da của một người không có sắc tố. Bất cứ chủng tốc nào ở da cũng có một lượng sắc tố nào đó, dù là hắc chủng, hoàng chủng hay bạch chủng. Bạch chủng – đặc biệt là những người Bắc Âu như Thụy điển – thì da có ít sắc tố hơn. Cái gì khiến cho làn da con người có màu này, màu kia? Sắc tố là kết quả kết hợp của một vài chất trong cơ thể ta. Những chất ấy là các sắc tố và một vài loại phân hóa tố. Các loại phân hóa tố tác động vào các sắc tố sẽ tạo nên nước da.

Khi cơ thể một người thiếu một trong các yếu tố trên thì nước da của người đó sẽ “không có màu” và ta gọi là “albino”. Từ này có gốc La tinh là “albinus” có nghĩa là trắng. Người bạch tạng có đôi mắt hơi hơi đỏ là do màu của máu trong thủy tinh thể. mắt người bạch tạng rất nhạy cảm với ánh sáng. Do đó mí mắt của người bạch tạng lúc nào cũng hi hí chớ không mở lớn. Và người đó chớp mắt liền liền. Tóc, lông của trên người bị bạch tạng đều trắng. Thậm chí ngay cả các tế bào bên trong cơ thể như não và tủy sống cũng trắng.

Cũng nên biết thêm không phải chỉ người mà ngay cả cây cối, một số loài động vật và chim chóc cũng bị bạch tạng. Không một chủng tộc nào của loài người mà không bị bạch tạng, kể cả người da trắng. Người ta cho rằng bạch tạng có tính di truyền. Nhưng nhiều cha mẹ không bị bạch tạng mà sinh con bạch tạng thì có thể là do hiện tượng di truyền cách bậc. Chứng bạch tạng thường hay có nhất là nơi các loại chuột bạch, thỏ. Khi bạn thấy chuột hoặc thỏ mắt đỏ thì bạn có thể đoán chắc rằng nó bị bạch tạng. Người ta còn thấy sóc và thậm chí hươu cao cổ cũng bị bạch tạng nữa.