Các tác động của khí quyển có thể cho phép một người nhìn qua cả đường chân trời không?

Từ khóa tìm kiếm: Hãy Trả Lời Em Tại Sao? – Tập 12 – Arkady Leokum

Cách thông thường để tính ra khoảng cách tới đường chân trời thường giả định rằng trái đất là một quả cầu hoàn hảo, không có không khí mà trong trường hợp đó ánh sáng đi theo những đường thẳng và với một chút tính toán hình học đã chỉ ra rằng khoảng cách mà chúng ta có thể nhìn thấy được xác định bằng công thức sau: lấy độ cao so với mực nước biển của nơi bạn đứng (tính bằng đơn vị bộ) cộng thêm 50% rồi lấy căn bậc hai; kết quả chính là khoảng cách tới đường chân trời tính bằng dặm. Với cách tính này, một người cao 6 bộ (1,8m) đứng ở mực nước biển có thể nhìn xa 3 dặm (4,8km).

Tuy nhiên, cách tính này đã loại trừ khí quyển trái đất, một yếu tố làm cong tia sáng và nhìn chung, có thể cho phép chúng ta nhìn xa hơn phần nào đó. Vì khả năng làm cong tia sáng của không khí ở mực nước biển khác biệt 0,003% so với của chân không, nó hầu như không đáng cộng vào. Tuy nhiên, thật đáng kinh ngạc, các tính toán chi tiết lại chỉ ra rằng hiệu ứng khúc xạ này cho phép ánh sáng đến được chúng ta từ khoảng cách xa hơn khoảng 10% so với kết quả của công thức đơn giản. Nói cách khác, khí quyển thực sự làm tăng chiều cao của chúng ta lên khoảng 20% khi chúng ta nhìn xa về chân trời, vì vậy nếu đứng từ một đỉnh núi cao 3.000 bộ (915m), chúng ta có thể nhìn “qua cả đường chân trời” thêm khoảng 5 dặm (8km) nữa.