Cái gì tạo nên thác?

Từ khóa tìm kiếm: Hãy Trả Lời Em Tại Sao? – Tập 2 – Arkady Leokum

Khi một dòng suối hay dòng sông chảy tràn qua một vách đá cao và đổ xuống thì gọi là thác. Nếu vách đá thoai thoải chớ không dựng đứng thì gọi là ghềnh. đôi khi một dòng sông, dòng suối đổ xuống một chuỗi ghềnh liên tiếp. thác Niagara là một kiểu mẫu một vách đá dựng đứng đã tạo ra thác như thế nào. Lớp đá phía trên thác là lớp đá cứng có tên là “dolomite”. Phía dưới lớp đá cứng ấy là lớp đá phiến đất sét mềm hơn. Con sông Ni- agara chảy tràn qua lớp đá cứng và đổ xuống một cái hồ lớn phía dưới “chân” thác. tại đây, nước đã đào lớp đá mềm đi. tất nhiên nước cũng bào mòn cả lớp đá cứng “dolomite” nữa. Nếu vậy thì lâu ngày thác cũng trở nên thoai thoải. tuy nhiên, thỉnh thoảng lại có một khối lớn đá cứng bị “hất xuống”. thế là chỗ đó lại thành vách thẳng đứng. Ở những ngọn thác cùng kiểu mẫu này, lớp đá cứng có thể là sa thạch, phún thạch hoặc đá vôi. thác Yellowstone Lower lại theo một kiểu mẫu khác. một khối đá nóng chảy khổng lồ nhưng đã đông đặc lại từ thời xa xưa và chôn vùi dưới đất tạo thành một bức tường chặn ngang dòng sông.

Có vài trường hợp, các băng hà cổ khoét sâu vào thung lũng trong núi tạo thành vách thẳng đứng, từ đó nước chảy xuống. Cũng có những trường hợp, mặt đất có những biến động từ thời xa xưa, đất có chỗ bị nâng cao thành cao nguyên nên có những dòng suối đổ xuống thành thác. trên thế giới có ba ngọn thác nổi tiếng nhất: thác Niagara, thác Victoria trên sông Zambesi ở châu Phi và thác Iguassu nằm giữa biên giới ba nước Argentina, Brazil và Paraguay. trong ba thác này, thác Niagara có lượng nước lớn nhất.

Ngọn thác cao nhất thế giới có tên là Angel nằm ở nước Venezuela. Nước đổ từ trên cao 1005,8m xuống. thác này được một phi công tên là Jimmy phát hiện từ trên máy bay từ năm 1935 và là người đầu tiên đến thác này vào năm 1948. thác nước rất hữu ích cho con người. Người ta sử dụng nó để xây nhà máy thủy điện. Châu Phi chiếm tới một nửa năng lực thủy điện nhưng phần lớn chưa được khai thác.