Chất Glucose là chất gì? Nó tác dụng gì?

Từ khóa tìm kiếm: Hãy Trả Lời Em Tại Sao? – Tập 5 – Arkady Leokum

Trong thiên nhiên có rất nhiều loại đường. Và “glucose” là một trong nhiều loại đường phổ biến thông thường nhất mà thôi. đường “glucose” có trong mật ong, trong nhiều loại trái cây, đặc biệt là trong trái nho. Tên hóa học của đường glucose là “dextrose”. đường thông thường ta dùng hàng ngày được chế tạo từ mía hoặc củ cải. Các nhà hóa học gọi là đường “sucrose”, một hợp chất của đường “glucose” và đường “fructose”.

Tinh bột là chất rất phổ biến trong các thảo mộc, nhất là trong các loại hạt cốc, trong trái cà chua… thật ra chỉ là do đường “glucose” mà ra cả. Theo các nhà hóa học thì những hạt tinh bột lớn thực chất chỉ là những hạt nhỏ đường glucose cấu kết với nhau mà thành. Người ta có thể tách tinh bột bằng nhiều cách nhưng cuối cùng thì bao giờ ta cũng được đường glucose. đó là hiện tượng xảy ra khi cơ thể tiêu hóa tinh bột. Tiêu hóa là tinh bột bị phân hóa thành đường glucose, sau đó glucose thấm vào máu và bị cơ thể đốt. Một số nhỏ đường glucose không bị đốt đi thì được đưa vào gan tạo thành chất “glycogen”. Chất glycogen này cũng tạo nên bởi những hạt rất lớn và rất giống với tinh bột thực vật.

Glucose được chứa trong cơ thể sinh vật dưới dạng “gly- cogen” và là chất dự trữ sẽ được sử dụng khi cơ thể bị đói. đường glucose được tạo ra từ đủ loại tinh bột thực vật. Sự biến đổi hóa học của tinh bột trong quá trình biến đổi được gọi là “thủy phân” tức là phân tích bằng nước. Quá trình này cũng có thể thực hiện bằng cách đun nóng với dung dịch acid hoặc với sự trợ lực của các phân hóa tố (enzyme) tự nhiên. Hầu hết đường glucose sản xuất như vậy đều trực tiếp biến đổi thành rượu với trợ lực của một vài loại phân hóa tố khác. Người ta đã dùng phương pháp này – quá trình này – để chế tạo rượu, một sản phẩm cần thiết trong nhiều ngành công nghiệp.

Chính đường glucose lại không được sử dụng nhiều. Người ta chỉ dùng đường glucose để làm bánh kẹo vì nó rẻ tiền hơn là đường sucrose. Người ta cũng pha đường glucose để làm nước xi rô.