Có bao nhiêu vị thần trong thần thoại Hy lạp?

Từ khóa tìm kiếm: Hãy Trả Lời Em Tại Sao? – Tập 9 – Arkady Leokum

Trước kia có người tên Hy lạp (Hellen). Một người đàn ông có tên như thế này, khi đọc lên nghe có hơi lạ lẫm phải không? Ông không phải người Semites, cũng không phải người Hamites, ông là người Aryan. Ông có con cháu rất đông, con cháu ông đều xưng mình là người Hy lạp. Họ ở vùng đất nhỏ thuộc Địa Trung Hải, và gọi lãnh thổ của mình là Hy lạp. Đấy là một đất nước có diện tích nhỏ thế mà không có một nước nhỏ nào nổi tiếng bằng Hy lạp.

Thời kỳ xa xưa nhất, chúng ta đã nghe nói tới Hy lạp và người Hy lạp. Họ rời bỏ Ai Cập cũng suýt soát người Do Thái rời bỏ Ai Cập, ấy là thời kỳ người ta dùng sắt thay thế đồng. Nói cách khác vào khoảng năm 1300 trước CN.

Người Do Thái chỉ tin thờ một vị Thượng đế. Song người Hy lạp thì không vậy, họ tin thờ nhiều vị thần, vả lại thần tượng của họ đều là những nhân vật trong thần thoại cũng chẳng phải là thần thánh siêu nhân gì. Có nhiều tượng điêu khắc kèm theo thi ca và câu chuyện rất đẹp. Những câu chuyện của thần thánh đều có liên quan đến cuộc sống của họ.

Họ có cả thảy mười hai vị thần chủ yếu. Người Hy lạp cho rằng những vị thần này đều ở trên núi olympus, ngọn núi cao nhất của Hy lạp. Nhưng thần của họ không phải ai cũng đều thiện lương cả, họ thường cãi vã, gạt gẫm lẫn nhau, thậm chí còn làm những việc rất tệ hại. Các vật thực mà các thần ăn so ra hơn những vật thực chúng ta ăn rất nhiều. Họ uống rượu thần, ăn món thần nên trường sinh bất tử, hay nói cách khác là, mãi mãi không chết.

Nói chung, hầu hết các vị thần của Hy lạp đều có hai tên.

Thần Jupiter còn có tên là thần Zeus là cha của các vị thần, cũng là vua thần thống trị toàn thể nhân loại. Ông ngồi trên ngai cao, tay cầm luồng điện lằng quằng, luồng điện này gọi la phích lịch. Có con chim ưng – vua của loài chim – luôn theo kế bên ông.

Thần Juno còn có tên là Hera, là vợ của thần Jupiter, cho nên cũng là thân hậu. Bà cầm ngọn vương tiết (cái ấn của vua). Công (khổng tước) là chim mà bà rất yêu quí, thường theo bên bà.

Thần Neptune còn có tên là poseidon, là anh em với thần Jupiter. Ông cai quản biển cả. Chiến xa ông ngồi do hải mã kéo, tay ông cầm cây kích tam xoa, rất giống cái đinh ba. Ông có thể gây sóng gió ngoài biển khơi. Có điều chỉ cần dùng cây kích tam xoa gõ vài ba cái là ông có thể khống chế ba đào, khiến cho gió yên biển lặng.

Thần vulcan còn có tên là Hephoestus, là Hỏa thần (thần lửa).

Ông là thợ rèn, luôn luôn làm việc bên lò nung sắt. lò nung của ông ở trong hang núi lớn. Hiện giờ vẫn còn những lò bốc lửa khói, những lò này gọi là núi lửa, volcano là từ tiếng Anh chỉ núi lửa, và từ này chính do tên của Hỏa thần mà ra.

Thần Apollo là vị thần đẹp nhất trong các vị thần.

Ông là Nhật thần (thần mặt trời) cũng là thần của thi ca và âm nhạc. Người Hy Lạp nói mỗi sáng sớm ông ngự trên cỗ chiến xa thái dương, xuất phát từ phương đông, đánh một vòng trên thiên không mà về phương tây, và như thế là nhân gian có một ngày sáng sủa.

Thần Diana còn có tên là Artemis, là cô em gái đẹp nhất của thần Apollo. Nàng là Nguyệt thần (thần mặt trăng).

Thần Mars lại có tên là Ares, là thần chiến tranh, chỉ xuất hiện khi có chiến tranh và chỉ có chiến tranh ông mới cảm thấy sung sướng.

Thần Mercury còn có tên là Hermes, là sứ giả truyền tin của thần. Chiếc mũ và đôi hài cỏ của ông đều có cánh. Trên tay ông cầm chiếc gậy thần cũng có cánh rất kỳ diệu. Nếu như có hai người chanh chấp cãi vã nhau, ông chỉ cần phóng chiếc gậy này vào giữa hai người, tức thì có thể khiến thù hận của họ tiêu tan và trở thành bạn bè. Có một hôm, Mercury thấy hai con rắn đang đánh nhau, đánh đến bất phân thắng bại, ông bèn dùng gậy thần phóng vào giữa, chúng liền quấn lấy dậy thần và thân mật ôm chặt lấy nhau. Từ đó về sau, đôi rắn ấy mãi quấn trên chiếc gậy thần.

Thần Minerva lại có tên là Athena, là nữ thần trí tuệ. Sự ra đời của thần hết sức kỳ lạ. Lần nọ, thần Jupiter nhức đầu như búa bổ. Đầu nhức càng lúc càng kịch liệt, mãi rồi ông hết chịu nổi nữa, nhưng ông lại dùng biện pháp quá lạ lùng để trị chứng nhức đầu của ông.

Ông kêu thợ rèn – Hỏa thần, nhờ Hỏa thần dùng cây búa sắt đập lên đầu ông. Hỏa thần cảm thấy yêu cầu kỳ lạ quá, nhưng vì ông hết sức phục tùng cha của các thần nên không dám từ chối. Do đó ông giơ chiếc búa sắt ra sức bổ lên đầu thần Jupiter. Thế là thần Minerva khoác trên người chiếc áo giáp nhím từ trong đầu thần Jupiter nhảy vọt ra. Sở dĩ đầu thần Jupiter đau là do có thần Minerva ở trong đầu ông, giờ thần Minerva đã nhảy ra đương nhiên đầu thần Jupiter hết đau nhức. Cho nên thần Minerva là do trong đầu của thần Jupiter sinh ra. Thần là nữ thần trí tuệ cũng vì nguyên cớ này. Người Hy Lạp gọi thần Miverna là thần Athene. Ở Hy Lạp có ngôi thành to được lấy tên thành Athene.

Thần venus có cái tên là thần Aphrodite, là nữ thần ái tình, cũng là nữ thần sắc đẹp. Thần Apollo là thần đẹp nhất trong các thần nam thì thần venus là thần đẹp nhất trong các nữ thần. Thần từ trong bọt biển sinh ra. Cupid – con của thần – là một chàng trai tròn trĩnh rất dễ thương, trên lưng luôn mang túi cung tên. Chàng rong ruổi khắp nơi, dùng mũi tên vô hình bắn vào trái tim người. Người nào trúng tên của chàng lập tức bị tiếng sét ái tình. Cho nên người ta thường dùng trái tim bị tên bắn trúng để biểu tượng tình yêu.

Thần vesta là nữ thần gia đình và lò sưởi ấm. Thần chăm lo cho mọi gia đình.

Thần Ceres lại có tên là Semeter, là nữ thần canh nông.

Đấy là mười hai vị nam thần và nữ thần của nhà thần trên núi olympus.

Thần Pluto là em của thần Jupiter. Thần coi sóc cõi âm và ở cõi âm. Ngoại trừ những vị thần này còn có nhiều nam nữ thần khác, có điều không trọng yếu bằng. vả lại có những vị thần một nửa là người, ví như ba nữ thần hộ mệnh (Three Fates); ba nữ thần duyên dáng, hòa nhã, vui vẻ (Three graces), cả đến chín nữ thần văn nghệ, mỹ thuật (Nine Muses).

Mãi đến nay, chúng ta còn dùng những tên thần Hy Lạp để gọi cho một số hành tinh trên trời. Xem ra, mỗi vị thần chẳng khác gì một vì sao, hành tinh lớn nhất tên là Jupiter (Mộc tinh), hành tinh màu đỏ như máu tên gọi là Mars (Hỏa tinh), hành tinh đẹp nhất tên gọi là venus (Kim tinh), lại còn có một hành tinh tên gọi là Mercury (Thủy tinh), một hành tinh tên gọi là Neptune (Hải vương tinh). vì sao người Hy Lạp sùng bái thần tượng, đến nay chúng ta vẫn chưa dễ gì hiểu được. Có điều cách họ sùng bái thần, phụng thờ thần khác chúng ta, chúng ta thì nhắm mắt, quỳ gối cầu nguyện, còn họ thì khi cầu nguyện lại đứng thẳng người, duỗi hai tay ra đằng trước. Họ không cầu nguyện thần tha thứ tội ác, để họ trở thành người tốt. Điều họ cầu nguyện là chiến thắng kẻ thù địch, cầu thần bảo hộ cho họ đừng bị thương vong.

Lúc cầu nguyện họ thường dùng súc vật, trái cây, mật ong, rượu… tế lễ để thần vui, và như thế thần mới có thể nhận lời cầu nguyện của họ. Khi tế lễ xong, họ đem rượu rưới trên mặt đất, khiến mặt đất nồng nặc mùi rượu. Đoạn họ giết con vật, sau đó đốt lửa trên bàn tế, đem con vật thiêu ngay trên lửa, họ gọi đó là “hy sinh” (con vật dùng để tế thần). Hình như họ nghĩ, cho dẫu các thần không thể ăn thịt, uống rượu tế được nhưng các thần lại rất vui khi họ làm cái công việc bỏ đi vì thần như vậy. Cho nên, mãi đến nay, nếu có người nào vì người khác mà bỏ đi một cái gì đó thì chúng ta gọi đó là “hy sinh”.

Người Hy Lạp khi tế lễ hiến dâng, thường là mong muốn được chỉ thị của thần, xem thần có thích vật họ hiến dâng không, chấp nhận sự cầu nguyện của họ không. Một đàn chim xớt qua trên đầu, một tia chớp nháng trên không trung, hoặc một hiện tượng bất bình thường nào đó, họ đều cho đó là một thứ chỉ thị đặc biệt và gọi đó là “điềm”. Điềm tốt biểu thị thần chấp nhận sự cầu nguyện của họ; điềm xấu biểu thị thần không chấp nhận sự cầu nguyện của họ. Thậm chí đến ngày nay còn có nhiều người rất tin điềm mang đến. ví như, có người cho rằng nếu sáng sớm mà nghe tiếng chim khách kêu thì có điềm lành, nghe tiếng chim quạ kêu là điềm xấu.

Người Hy Lạp khi muốn giải quyết vấn đề cho thật tốt, hoặc giả khi họ muốn biết trước có điều gì xảy ra, họ sẽ đến xin sấm để nhờ thần chỉ thị bến mê và mặc cho lời sấm có nói chi họ cũng đều hết sức tin tưởng mà chẳng một chút nghi ngờ. Có điều những từ ngữ mà trong sấm dùng có vẻ giống như câu đố, nói phân hai phân ba rất mơ hồ. Thí dụ: có một vị vua định lãnh đại quân đi đánh nhau với đại quân của vua nước khác. Ông bèn đến thỉnh cầu sự chỉ thị của thần để biết lần này ra quân có giành được thắng lợi không. Lời sấm cho như vầy: “Một vương quốc vĩ đại cần nghiêng che”.

Bạn nghĩ xem, lời sấm như vậy mang ý nghĩa gì? thật mơ hồ và khó hiểu phải không? Ấy thế mà họ vẫn một mực tin đó là lời sấm của thần đấy!