Cỏ cây và sinh vật sống như thế nào trong sa mạc?

Từ khóa tìm kiếm: Hãy Trả Lời Em Tại Sao? – Tập 3 – Arkady Leokum

Ta nên biết có hai loại hoang mạc (sa mạc). Có loại hoang mạc chỉ có đá trơ trụi và “biển” cát chập chùng với những gò cát luôn thay hình đổi dạng, nơi mặt trời như đổ lửa xuống. Có hai loại hoang mạc – như hoang mạc Gobi chẳng hạn – thì lại lạnh cắt da. Bởi vậy hoang mạc là nơi mà chỉ những loài sinh vật hết sức đặc biệt mới sống nổi. Bởi vì, muốn sống ở đó, có thể phải có những đổi thay mới có thể thích ứng được với những điều kiện đặc biệt của từng loài hoang mạc. Chẳng hạn như loài xương rồng “cactus”. Chúng có lớp “thịt” rất dày nhưng lá của chúng không phải là thứ lá thông thường. Lá của những loài cây bụi ở hoang mạc thường rất nhỏ. Nhỏ hoặc không có lá để ngừa hoặc giảm sự bốc hơi nước của cây.

Hầu hết thực vật ở hoang mạc có gai, có mùi hoặc có vị khó chịu. Những yếu tố này khiến cho chúng không bị động vật ăn, nhờ đó thực vật sinh tồn được. Thực vật trong hoang mạc thường “ngủ” trong mùa khô hạn hay trong mùa giá lạnh khắc nghiệt. Chúng cũng rụng hết hạt (giống) vào các mùa này. đến mùa thuận lợi, hạt giống nảy mầm mau lẹ, rồi lại mau lẹ ra hoa, kết hạt, rụng hạt chỉ trong vài tuần hoặc vài tháng, thực vật trong hoang mạc chỉ có thể thực hiện đủ một chu trình: nảy mầm, tăng trưởng, ra hoa, kết hạt, rụng hạt (“ngủ”) rồi lại nảy mầm…

Thực vật thì vậy còn động vật thì sao? Chúng có thể sống mà không cần đến nước trong một thời gian lâu dài, hoặc có thể đi xa để đến nguồn nước. Lạc đà chẳng hạn có thể thích ứng rất tốt với đời sống hoang mạc. “Bàn chân” của chúng bẹt ra để có thể dễ đi trên cát, chúng có “bao tử” trữ nước để xài dần, chúng có “bướu” chứa mỡ để dự trữ năng lượng, lỗ mũi của chúng có thể khép lại khi bão cát nổi lên. Nhiều sinh vật nhỏ khác ở hoang mạc sống mà chẳng cần uống nước. Chúng rút chất lỏng cần thiết từ thảo mộc hoặc từ sương muối đọng trên đá, trên cát vào ban đêm.