Có phải ngựa trời cái ăn thịt ngựa trời đực?

Từ khóa tìm kiếm: Hãy Trả Lời Em Tại Sao? – Tập 7 – Arkady Leokum

Một con ngựa trời ẩn nấp trong bụi cỏ, thân mình thon thả và màu xanh nhạt của nó dễ lẫn lộn với màu cỏ chung quanh khiến ta khó phát hiện chúng. Ngực trước của nó tựa như cái cổ dài dài, một cái đầu ngẩng cao có thể chuyển động về bất kỳ hướng nào để quan sát bốn phương. Nó ưỡn bụng, lấy hai đôi chân giữa, sau dạng ra phía trước và sau để đứng cho vững. Chân trước tựa như hai đại đao giơ lên ở trước ngực. và với tư thế đó, nó lặng lẽ chờ đợi. Một con châu chấu xấu số nhảy đến, càng lúc càng gần, ngựa trời hùng dũng bổ đến, dùng hai chân trước có hai hàm răng cưa nhọn để bắt mồi. hai đại đao của ngựa trời do đâu mà có? Đó là đốt chính của hai chân trước kéo dài ra, khúc chân rộng, mặt bụng có rãnh, thành dạng vỏ, hai bên rãnh có một dãy răng nhọn, mặt lưng của khúc bắp chân cũng có răng nhỏ nhọn, đoạn đầu còn có một cái câu liềm. Khi bắt được mồi, răng nhọn kẹp vào trong rãnh tựa như cho kiếm vào vỏ vậy, như thế nó sẽ kẹp mồi rất chặt, không con mồi nào có thể chạy thoát. sau đó, dùng hàm cứng, nhọn ăn mồi.

Ngựa trời rất phàm ăn, không con mồi nhỏ nào lọt vào mắt chúng mà chúng bỏ qua cho nên khi giao phối, ngựa trời đực cẩn thận từ từ xích lại gần ngựa trời cái, sau đó chuyển đến phía sau lưng, đột ngột ôm lấy lưng con cái để giao phối, thời gian giao phối thường kéo dài hơn một giờ, lúc đó ngựa trời cái cũng không bỏ qua bất cứ một cơ hội nào để ăn, đến cả “tân lang” nó cũng ăn luôn, đó là bi kịch của ngựa trời đực, nhưng lại là nguồn dinh dưỡng rất phong phú, cung cấp cho ngựa trời cái nuôi con.

Ngựa trời cũng phải trải qua ba trạng thái: trứng, ấu trùng, thành trùng. về hình thái và tập tính, ấu trùng và thành trùng rất tương tự, chỉ khác nhau về kích thước lớn nhỏ mà thôi. Chúng ta gọi đó là biến thái không hoàn toàn. Tuổi thọ của ngựa trời là một năm. Ngựa trời cái thường đẻ trứng vào cuối thu. quá trình đẻ trứng của ngựa trời cái

Bắt mồi lúc giao phối

rất lý thú: con cái sau khi giao phối thường ăn ngựa trời đực, sau đó đi tìm một nơi tốt trên chạc cây hướng về phía mặt trời, dùng ống trứng ở phần đuôi tiết ra một chất dịch dính không màu, lấy đuôi quấy chất dịch thành dạng bọt màu tro để dính trên cành, bọt gặp không khí sẽ đông cứng lại tạo thành cái phòng trứng kiên cố. Ngựa trời làm nhiều phòng trứng, cuối cùng tạo ra một cái túi trứng một đầu nhọn một đầu tròn, dài 10cm, rộng khoảng 5cm. Mỗi một túi có hơn 100 trứng. Để làm một cái túi trứng, ngựa trời phải mất mấy giờ mới xong. Đẻ rồi ngựa trời cái mới ra đi. Tháng 5,6 năm sau trứng nở, ngựa trời con vừa mới chào đời mình chỉ có vài milimet, cũng vung gươm đao bắt mồi tựa như cha mẹ chúng vậy.