Công trình thủy lợi Tam Hiệp, Trường Giang có gây ảnh hưởng cho môi trường không?

Công trình thuỷ lợi Tam Hiệp, Trường Giang địa thế rất hiểm trở. Hai bên bờ dốc núi dựng đứng, độ chênh từ đáy sông đến đỉnh núi là 700 – 800 m, chân núi áp sát hai bên bờ. Mặt sông chỗ hẹp nhất chỉ rộng 100m, nước chảy xiết, núi cao sông sâu. Vì vậy câu hỏi đặt ra là liệu công trình Tam Hiệp có ảnh hưởng đến môi trường không?

Trước khi chính thức khởi công, Bộ Thuỷ lợi đã tổ chức trên 400 chuyên gia tiến hành điều tra và luận chứng hai năm, cuối cùng đi đến kết luận, công trình Tam Hiệp ảnh hưởng đối với môi trường có cả mặt lợi và mặt hại, nhưng lợi lớn hơn hại.

Mặt không lợi gồm có: một là xây đập xong thì cảnh quan hùng vĩ, kỳ diệu và hiểm trở của Tam Hiệp thay đổi rất lớn; hai là ven bờ Tam Hiệp đất đai ít, dân cư đông, sau khi xây dựng đập có rất nhiều vùng đất bị chìm ngập, nếu tổ chức khai thác không thích hợp sẽ làm cho đất bị xói mòn nhiều hơn; ba là một số danh lam thắng cảnh có thể bị chìm ngập; bốn là sau khi môi trường sinh thái biến đổi, một số loài cá quý trong sông Trường Giang sẽ bị ảnh hưởng, vì vậy phải có những biện pháp bảo tồn có hiệu quả.

Địa điểm hồ nước nếu chọn không thích hợp dễ dẫn đến động đất. Song liệu hồ nước Tam Hiệp lớn nhất thế giới có thể gây ra động đất không? Các nhà địa chấn rút ra kết luận: hồ nước Tam Hiệp khác với các hồ chứa nước khác trên thế giới, nó được xây dựng trong lòng sông dài 500 km, cho nên áp suất đối với đất không lớn như các hồ khác, do đó khả năng gây ra động đất rất nhỏ, chỉ bằng mấy phần nghìn.

Từ khoá: Công trình thuỷ lợi Tam Hiệp; Trường Giang; Nhà máy thuỷ