Đại lục nào phủ đầy băng tuyết?

Từ khóa tìm kiếm: Hãy Trả Lời Em Tại Sao? – Tập 6 – Arkady Leokum

Ở đầu cực Nam của địa cầu có một đại lục không có người ở lâu dài, chỉ có những đội khảo sát khoa học và những đội săn bắt cá voi của các nước là ở tạm thời ở đó, đại lục này gọi là châu Nam cực. Châu Nam cực diện tích rất lớn, tương đương với một phần mười diện tích lục địa trên địa cầu.

Tại sao lại nói “châu Nam cực là một đại lục băng giá”? Do nó ở đầu cực Nam địa cầu, nhiệt độ không khí quanh năm đều ở dưới độ không; nhiệt độ bình quân trong năm gần điểm cực Nam lạnh dưới -560C, lạnh nhất đo được -880C, trở thành lục địa giá lạnh nhất thế giới.

Châu Nam cực là một đại lục được băng tuyết phủ kín. Trên đó hầu như mặt đất không lộ ra chỗ nào, toàn bộ là băng tuyết, độ dày bình quân của lớp băng là 1880 mét, độ dày lớn nhất vượt qua 4000 mét. Những tầng băng lớn này vận động từ chỗ cao ra tứ phía, rồi gãy ra bên bờ biển thành nhiều khối băng khổng lồ, trôi nổi trên mặt biển chung quanh đại lục, hình thành nên những núi băng và những bức tường băng cao lớn, gây nguy hiểm cho tàu bè đi lại. Đại lục Nam cực do tuyết rơi bổ sung “nguồn băng”, ven đại lục lượng tuyết rơi tương đối nhiều, bên trong đại lục tuyết rơi có giảm đi.

Châu Nam cực là một đại lục giàu khoáng sản, chủ yếu có dầu mỏ, khí thiên nhiên, than và nhiều mỏ kim loại. Mấy mươi năm gần đây, nhiều nước đã xây dựng nhiều trạm khảo sát khoa học trên đại lục Nam cực.

Đảo Greenland phía Đông bắc châu Bắc Mỹ cũng bị băng tuyết phủ quanh năm. Do diện tích đảo này lớn (2 triệu 175 ngàn kilomét vuông), cũng trở thành “đại lục băng tuyết phủ lấp”, thế nhưng độ dày của khối băng cũng như khối băng ấy nhỏ hơn nhiều so với châu Nam cực.