Tại sao nam châm để gần tivi sẽ sinh ra các màu sắc kì ảo?

Từ khóa tìm kiếm: Hãy Trả Lời Em Tại Sao? – Tập 10 – Arkady Leokum

Câu hỏi này đã gây khó khăn cho các nhà khoa học gần một nửa thế kỉ. Hiệu ứng này được nhà vật lý người Đức Julius Pluecker tìm ra trước phát minh của tivi vào năm 1858. Ông đã thực hiện thí nghiệm cho dòng điện chạy qua các ống thủy tinh đã được rút hết không khí.

Ông tìm thấy rằng các tia sáng rực rỡ tạo ra ừ những ống thủy tinh này có thể bị bẻ cong bởi nam châm.

Lời giải thích được tìm ra vào năm 1897, khi nhà vật lý của trường Cambridge Joseph Thomson chỉ ra rằng ánh sáng rực rỡ được tạo nên bởi cái mà bây giờ chúng ta gọi là các electron và ánh sáng đó có thể bị tác động bởi lực hút của nam châm. Các tivi thông thường (hoặc màn hình máy vi tính) khai thác hiện tượng tạo ra ảnh màu bằng cách đốt nóng các điện tử trên màn hình để tạo nên hình ảnh. Khi một thanh nam châm để gần màn hình, các điện tử bị kéo bật ra khỏi đường đi, tạo nên màu sắc kì ảo. Di chuyển nam châm đi vòng quanh không gây nguy hại cho sức khỏe nhưng nó có thể gây ảnh hưởng xấu đến hình ảnh do nó thường xuyên làm từ hóa hệ thống dùng cho việc định hướng chùm electron. Những màn hình hiện đại nhất có mạch “khử từ”, giúp loại trừ bất cứ từ trường kéo dài mỗi khi bật màn hình lên.