Điện thoại phải làm sao để bảo mật thông tin?

Trong cuộc sống hằng ngày, điện thoại là phương tiện không thể thiếu để mọi người liên hệ với nhau. Nội dung không quan trọng trong điện thoại, dù bị người khác nghe trộm cũng không sao. Nếu như là tin cơ mật bị nghe trộm thì hậu quả không thể lường được. Lúc này, việc sử dụng điện thoại bảo mật để bảo mật thông tin sẽ trở nên cần thiết.

Điện thoại chúng ta dùng hiện nay, dựa theo phương pháp truyền tải thông tin trên đường điện có thể chia ra hai loại là điện thoại tương tự (tương tự) và điện thoại số.

Khi dùng điện thoại tương tự, ống nói trên máy thoạt đầu biến tín hiệu âm thanh thành tín hiệu điện rồi chuyển tiếp bởi đường điện và máy trao đổi (bảng chuyển mạch) của tổng đài điện thoại. Sau khi truyền đến đối phương thì lại được hoàn nguyên thành tín hiệu âm thanh trong ống nghe của máy đối phương và phát ra. Từ đó mà tạo nên thông tin điện thoại hai chiều. Tín hiệu điện truyền tải trong đường dây có hai đặc trưng chủ yếu là mức độ và tần số. Âm lượng của người nói có thể làm cho mức độ tín hiệu điện có sự biến đổi, còn âm điệu của người nói thì lại làm cho tần số tín hiệu điện có sự biến đổi. Do vậy, điện thoại tương tự truyền tải trên đường điện là loại tín hiệu điện được biến đổi từ tín hiệu tiếng nói tương tự. Tín hiệu điện như “cái bóng” của tín hiệu âm thanh. Bọn nghe trộm chỉ cần tìm cách có được loại tín hiệu điện này là có thể dễ dàng làm cho tín hiệu điện biến thành tín hiệu âm thanh trong ống nghe hoặc trong thiết bị chuyển tín hiệu điện thành tín hiệu âm thanh rồi phát ra. Như vậy là nội dung thông tin đã bị lộ.

Nếu khi điện thoại thông đường truyền mà sử dụng thiết bị bảo mật thì có thể bảo mật những thông tin truyền đi. Thiết bị bảo mật thì có thể làm thay đổi đặc trưng của tín hiệu điện mô phỏng, dựa vào mật ước đã quy định trước với đối phương, cải biến tần số cao vốn có của tín hiệu điện thành tần số thấp, rồi biến đổi tần số thấp ban đầu thành tần số cao, thậm chí có thể phân chia cả đoạn tín hiệu điện thành nhiều đoạn nhỏ rồi lần lượt đảo lộn đi, làm cho đặc trưng tín hiệu điện bị “hỗn loạn”. Loại tín hiệu điện hoàn toàn bị biến dạng này khi truyền tải trên đường dây dù có bị nghe trộm hoặc bị lấy đi thì trong ống nghe hoặc trong thiết bị đổi thành tiếng phát ra cũng chỉ là một loại âm thanh khác lạ bị biến dạng nghiêm trọng. Như vậy là đã có tác dụng bảo mật rồi.

Đương nhiên, với sự tiếp nhận bình thường thì thiết bị bảo mật sẽ dựa theo mật ước được quy định ban đầu lại đảo lộn trở lại các đặc trưng của tín hiệu này hoàn nguyên thành dạng cũ và có thể phát ra thành tín hiệu âm thanh rõ ràng.

Còn về điện thoại số, trên đường điện nó truyền tải tín hiệu điện là tổ hợp của hai con số 0 và 1. Loại tín hiệu điện này trong kỹ thuật gọi là tín mã, bản thân nó đã có tính bảo mật cao rồi. Để bảo mật thêm nữa, sẽ làm rối loạn tổ hợp tín mã, càng rối càng tốt. Khi tiếp nhận, sẽ căn cứ vào mật ước đã quy định trước mà hoàn nguyên những tín mã từng bị đảo lộn kia. Như vậy là có thể truyền thông tin bình thường được rồi. Vì điện thoại số trên đường dây truyền tải một loại tín mã đã bị làm rối loạn, dù cho có bị nghe trộm thì cũng không thể dịch ra ngay được. Và như vậy, nó có hiệu quả bảo mật.

Cùng với sự tiến bộ của kỹ thuật điện tử, kỹ thuật bảo mật sẽ càng tiên tiến hơn. Tính bảo mật của điện thoại ngày càng tốt hơn.

Từ khóa: Điện thoại tương tự; Điện thoại số; Bảo mật.