Do đâu mà có nước?

Từ khóa tìm kiếm: Hãy Trả Lời Em Tại Sao? – Tập 6 – Arkady Leokum

Bề mặt trái đất có hai khối nước lớn, một là nước biển, hai là nước trên đất liền. Nước sông, nước hồ, nước sông băng và nước ngầm mà ta thường nói đây đều là nước trên đất liền, nước đầm lầy mà ta không quen dùng cũng là nước trên đất liền. Những thứ nước trên đất liền ấy từ đâu mà có?

Nói một cách đơn giản, nước trên đất liền là nước biển đưa vào đất liền trải qua một quá trình trung gian tương đối phức tạp. Nước biển sau khi được mặt trời chiếu xuống, nhiệt lượng mặt trời sẽ làm cho một phần nước biến thành hơi bay lên không trung, trên không trung gặp phải gió biển thổi vào đất liền. Sau khi hơi nước trong không trung trên đất liền gặp lạnh tụ lại thành mây, khi điều kiện thích hợp thì thành hơi nước rơi xuống đất liền. Nước biển bị đưa vào đất liền như vậy, cho nên “biển là nguồn của nước đất liền”. Cách nói như vậy là đúng rồi.

Nước trên khí quyển sau khi rơi đến mặt đất, một bộ phận nước xuôi theo triền dốc chảy vào sông bổ sung cho nước sông; một bộ phận nước có thể tụ hội vào ao hồ tạo thành nước hồ, một bộ phận thẩm thấu vào lòng đất thành ra nước ngầm. Vùng đất trũng bằng mênh mông cũng có thể tồn trữ một phần nước làm thành đầm lầy làm cho việc đi lại hết sức khó khăn. Trên núi cao, khu vực cao nguyên, do địa thế cao, nhiệt độ không khí thấp, hơi nước biển sau khi vào mặt đất dưới dạng tuyết rơi, lượng tuyết tăng lên nhiều, lèn chặt lại đông kết thành băng, hình thành ra sông băng.

Nước biển hết năm này tháng nọ liên tục chuyển nước vào đất liền, tạo sao trên đất liền lại không hình thành “biển đất liền”? Dòng sông trên đất liền không ngừng chuyển nước ra biển; nước ngầm dưới đất cũng không ngừng chuyển nước ra biển; những sông băng lớn dọc bờ biển sau khi tan vỡ ra, cũng đưa nước ra biển dưới dạng tảng băng lớn.

Biển chuyển nước vào đất liền, đất liền lại chuyển nước ra biển, sự tuần hoàn chuyển nước qua lại giữa biển và đất liền bảo đảm cho đất liền không trở thành “biển đất liền”, nước biển cũng không bị giảm bớt.

Sự trao đổi nước giữa biển và đất liền này mạnh hay yếu quyết định lượng nước trên đất liền nhiều hay ít. Nói tóm lại, sự trao đổi này mạnh thì tốc độ tuần hoàn của nước nhanh, nước mưa trên đất liền sẽ tăng lên, nước đất liền sẽ nhiều, nếu sự trao đổi nước giữa biển và đất liền yếu thì nước mưa trên đất liền sẽ giảm nhiều, thậm chí khô hạn.