Động vật được phân loại như thế nào?

                                 15 Lớp chân đầu 16 NGÀNH NHUYẾN THỂ 17 Lớp 2 mảnh vỏ 18 Lớp đỉa 19 Lớp chân bụng 20 Lớp song kinh? 22 Lớp lông bụng 23 NGÀNH GIUN TRÒN 24 Lớp nhiều chân 25 Lớp giáp xác 26 Lớp đốt tròn 27 Lớp chân lụng 28 NGÀNH GIUN ĐỐT 

                                 30 Lớp sán đốt 31 Trùng hút máu 32 Trg xoáy trôn ốc 33 NGÀNH GIUN DẸT, SÁN 34 NGÀNH RUỘT KHOANG 35 Lớp san hô 36 Lớp thuỷ tức 37 Lớp sứa 38 NGÀNH HẢI MIÊN 39 L. Hải miên xoắn 40 L. Hải miên 41 NGUYÊN SINH ĐỘNG VẬT      14 PHÂN NGÀNH CÔN TRÙNG 

29 L. trùng bánh xe

Cùng với sự phát triển của khoa học kĩ thuật. sự gia tăng và tích luỹ kiến thức về động vật học, con người ngày càng đi sâu vào những biện pháp và phương pháp phân loại đặc trưng của động vật. Hiện nay, người ta không chỉ căn cứ vào hình dáng để tiến hành so sánh mà còn cùng các phương pháp như phôi thai học, hoá học sinh vật, toán học… để phân loại động vật. Các cấp nhóm loài động vật do xếp từ nhỏ đến lớn, không phải là con người sắp xếp theo sự thống nhất và sự khác biệt của bề ngoài động vật, mà là sắp xếp theo lịch sử phát triển của động vật. Động vật cùng một loài là động vật tương đối giống nhau, ví dụ như tôm với cua, không chỉ cùng là lớp động vật giáp xác, mà còn là bộ mười chân, chúng đều có 5 đôi càng dùng để bò, đôi càng thứ nhất, thông thường đều thành hình gọng kìm. Xếp tôm và cua vào cùng trong lớp động vật giáp xác, bộ mười chân, không chỉ do chúng giống nhau về mặt hình dáng, đồng thời cũng đã phản ánh mối quan hệ họ hàng giữa chúng. Các nhà khoa học đã phát hiện, trong hàng loạt quá trình, khi tôm, cua từ trứng biến thành thân hoàn chỉnh, có mấy thời kì ấu trùng đều có chỗ giống nhau. Sau đó thịt ở phần bụng của cua thoái hoá, và xếp phần dưới đầu bụng, yếm chính là phần bụng của cua. Điều này đã chứng minh quan hệ họ hàng của chúng là rất gần.

Còn giữa các loài không giống nhau, có loài quan hệ họ hàng tương đối gần, có loài lại tương đối xa. Như tế bào biến hình ở trong cơ thể động vật xương xốp rất nhiều, tế bào thể vách có rất nhiều công năng, tuy chúng thuộc về động vật đa tế bào nhưng lại giống với hành vi đơn tế bào, nên quan hệ họ hàng của chúng tương đối gần. Còn như giun đất trong loại động vật giun đốt…, cơ thể của chúng đều có đốt, còn động vật trong loài động vật tiết túc, cơ thể cũng có đốt, vì vậy quan hệ họ hàng tương đối gần. Ngược lại, đặc trưng hình dáng của một số loài không giống nhau như vậy, thì quan hệ họ hàng tương đối xa. Căn cứ vào sự xa gần của quan hệ họ hàng, có thể xếp quan hệ của các loài động vật thành “cây hệ thống”, động vật phía dưới “cây” là nguyên thuỷ, phía trên “cây” là động vật bậc cao.