Dung lượng trí nhớ của bộ não con người là bao nhiêu?

Từ khóa tìm kiếm: Hãy Trả Lời Em Tại Sao? – Tập 12 – Arkady Leokum

Những cố gắng để ước tính dung lượng của một chất nặng 1,5 kg trong hộp sọ của chúng ta được thực hiện khoảng nữa thế kỉ trước, khi mà sự phát triển của máy tính điện tử đã kích thích việc so sánh giữa bộ nhớ yếu kém của máy tính với một dung lượng nhớ (giả định là) lớn hơn nhiều của bộ não con người. Trong một bài thuyết trình tại Đại học Yale năm 1956, nhà khoa học máy tính John von Neumann đã đưa ra một ước lượng khoảng 35 triệu triệu megabyte – thật khổng lồ, ngay cả khi so sánh với những máy tính ngày nay. Những ước lượng sau này dựa trên sự giả định về sự lưu trữ thông tin của 100 triệu triệu liên kết giữa các tế bào não và dẫn đến một con số khoảng 40 triệu megabyte, rất lớn nhưng chẳng có gì lớn như con số của Neumann.

Điểm lại những ước đoán khác nhau, nhà khoa học máy tính giáo sư Ralph Merkle của Georgia Tech, Atlanta, lưu ý rằng chúng ta đều giả định nhiều hơn hay ít hơn một cách không hợp lý về cách bộ não lưu trữ thông tin. Ông lý luận rằng những ước lượng tốt hơn thường xuất phát từ những thí nghiệm cố gắng đo dung lượng một cách trực tiếp. Ví dụ, ông nêu ra kết quả của những nghiên cứu tiến hành giữa những năm 1980 bởi Thomas Landauer và đồng nghiệp của ông ở Phòng thí nghiệm Bell, New Jersey, nơi đó người ta được yêu cầu nhớ lại những dạng thông tin khác nhau qua những lượng thời gian khác nhau. Mức độ nhớ lại hóa ra lại ổn định một cách đáng ngạc nhiên, và khi được chuyển sang tổng lượng dữ liệu mà một bộ não có thể chứa trong suốt thời gian sống, nó cho một con số khoảng 200 megabyte. Điều này không kém ấn tượng hơn con số của Neumann, chính xác là bởi vì lý do ngược lại: máy tính cá nhân thường có dung lượng nhiều hơn như vậy nhiều. Theo cách nói của Merkle: “trong khi điều này có thể làm tan biến cái tôi tự cao của chúng ta, nó cho thấy rằng chúng ta có thể tạo ra một thiết bị với những khả năng và kỹ năng của một con người với thêm một ít phần cứng vào cái ta hiện có – chỉ cần chúng ta biết đúng cách để tổ chức phần cứng đó”.