Ghép cây (tháp cây) như thế nào?

Từ khóa tìm kiếm: Hãy Trả Lời Em Tại Sao? – Tập 2 – Arkady Leokum

Có thể nào một giống cây này lại sinh ra trái thuộc giống cây khác không? Cây bưởi sinh trái xoài chẳng hạn? Có! Bằng cách ghép cây. Nếu chồi của cây lê được ghép cẩn thận vào vỏ cây mộc qua chẳng hạn, chồi lê kia sẽ nẩy nở. Và cây mộc qua sẽ cho vừa trái lê vừa trái mộc qua.

Bằng cách đó người ta đã ghép cây đào vào cây hạnh để có vừa trái đào vừa trái hạnh. đôi khi người ta ghép và tạo ra được những giống cây mới lạ. tuy nhiên, sự ghép cây vẫn chưa chiếm một vị trí quan trọng trong nông nghiệp. Nhưng cái lợi của việc ghép (tháp cành) là nhà vườn có thể chắc chắn rằng cây non ghép sẽ có cùng tính chất và loại với cây mẹ. Nghĩa là một mầm cam ghép một cây khác cũng sẽ sinh trái cam.

Có nhiều phương pháp ghép (tháp) cây, nhưng có hai qui luật chủ yếu: một, chỉ những cây cùng họ với nhau mới ghép vào nhau được. Chẳng hạn có thể ghép mầm cam vào cây bưởi, mầm chanh vào cây quít, chớ không thể ghép mầm cây xoài vào cây mít. Hai, tầng phát sinh của mầm cây ghép phải áp sát vào tầng phát sinh của cây chủ (cây có gốc). Nếu không như vậy thì mầm ghép không thể phát triển.

Không những có thể ghép một mầm cây vào vết cắt vỏ của cây khác mà còn có thể ghép cả một cành cây vào chỗ nứt bằng cách “chêm” cành ghép vào chỗ nứt của cây khác. điều thú vị là việc ghép (tháp) này có thể áp dụng cho cả động vật. Chẳng hạn người ta có thể ghép để thay thế mắt của những sinh vật như cóc, nhái, chuột, thỏ. Khoa giải phẫu có thể rút kinh nghiệm từ việc ghép cơ thể loài vật để áp dụng cho con người, để thay thế một dị tật hoặc thương tật. Ngày nay, người ta đã có thể lấy một khúc xương sườn cụt để ghép thay thế cho xương sống mũi hoặc ghép da để thay thế chỗ da bị phỏng.