Hải cẩu có thể sống dưới nước được không?

Từ khóa tìm kiếm: Hãy Trả Lời Em Tại Sao? – Tập 2 – Arkady Leokum

Tiếng Anh có từ “seal” để gọi chung các động vật có “chân chèo” sống trên bờ và trong nước biển, thực phẩm chủ yếu là tôm, cá. Ta thường thấy “seal” trong các sở thú, nhất là trong các rạp xiếc vì cái thân hình và cách di chuyển rất tức cười của nó. Tuy nhiên ít có người biết một cách đầy đủ về loại động vật này.

Loại động vật “seal” bao gồm nhiều thứ: sư tử biển, voi biển, chó biển, chó biển nanh dài (walrus hay morse) và các giống “seal” có lông (hair seal). để thuận tiện ta tạm gọi “seal” là “cẩu biển”. đây là loài động vật có vú, nó nằm ở khoảng giữa động vật có vú sống trên cạn như con bò, con chó và loài cá voi – cũng là động vật có vú – chỉ sống dưới nước. Kết quả là trên cạn, “cẩu biển” không được thoải mái như con bò, mà dưới nước thì cũng không được thảnh thơi như cá voi. “Cẩu biển” không thể sống toàn thời gian dưới nước. Không những thế “cẩu biển” sinh đẻ con trên cạn. Bơi lội cũng không phải là khả năng bẩm sinh mà hầu hết “cẩu biển” là một loại động vật “ba rọi” nghĩa là một nửa là loài có vú sống trên cạn, một nửa là loài có vú sống dưới nước, nên cơ thể “cẩu biển” phải có những thay đổi tương ứng. Chân sau có màng móng, chân trước biến thành “mái chèo” để có thể bơi cho nhanh. Và cơ thể có lớp mỡ dày bao quanh để giữ nhiệt độ. Vành tai ngoài biến mất hoặc thu lại rất nhỏ để không bị nước lọt vào. Chúng bắt đầu ăn các sinh vật biển như sứa, mực, bạch tuộc, cá…

Mặc dầu thiên nhiên đã giúp cho “cẩu biển” thay đổi rất nhiều để thích ứng với đời sống dưới nước, nhưng “cẩu biển” vẫn dành nhiều thời gian để sống trên cạn. Chúng thích ánh mặt trời, hoặc ngủ trên bờ biển hay trên các tảng băng trôi. Trên cạn, chúng di chuyển bằng cách bò “quằn quại” hoặc bằng cách dùng hai chi trước “lết” tới.

Ở bờ biển California (Hoa Kỳ), loại “cẩu biển” phổ biến là loại “sư tử biển” (sea lion). Loài này năng hoạt động và khá thông minh. Chúng có thể được tập luyện để làm xiếc, chẳng hạn như tung hứng hoặc lấy mũi giữ thăng bằng trái banh. Tập tính sinh sống của “cẩu biển” khiến chúng dễ dàng thành “mồi” cho con người, đặc biệt là vào mùa giao phối của chúng, khi chúng lên bờ hoặc nằm dài trên các tảng băng trôi. Từ bao thế kỷ, người Eskimo đã săn họ nhà “cẩu biển” để lấy thịt làm thực phẩm, da làm áo quần, mỡ để thắp sáng…