Hệ thống chữ Braille là gì?

Từ khóa tìm kiếm: Hãy Trả Lời Em Tại Sao? – Tập 5 – Arkady Leokum

Nếu chẳng may bạn bị mù thì nỗi bất hạnh lớn nhất bạn cảm thấy có lẽ là bạn không đọc sách được. Bạn nghĩ xem, việc đọc sách có phải là quan trọng lắm với bạn không? Từ lâu, đã có người suy nghĩ và cố gắng tìm ra phương pháp dạy cho người mù đọc sách được. Chẳng hạn, ngay từ năm 1517 đã có hệ thống chữ khắc trên mảnh gỗ để người mù rờ ngón tay vào mà đọc. Ngón tay của người mù nhạy cảm lắm. Do đó, người mù có thể “đọc”, “xem” sách bằng… ngón tay. Theo năm tháng, người ta cũng đặt ra những hệ thống chữ viết cho người mù, như chữ in nổi chẳng hạn. Nhưng vấn đề lớn được đặt ra: “Ừ, thì người mù xem sách được, nhưng còn viết thì sao?” đâu có dễ dàng viết theo lối “in nổi”!?

Năm 1829, một người tên là Louis Braille bản thân cũng là người mù và là giáo viên dạy người mù đã phát triển một hệ thống mẫu tự mà người mù có thể vừa “xem” được vừa viết được bằng một dụng cụ đơn giản. Hệ thống của ông Braille chỉ gồm những dấu chấm được sắp xếp theo qui ước mẫu tự A, B… Với 63 cách sắp xếp các dấu chấm, thêm vào đó các dấu cộng, trừ và các dấu chấm, phết… người ta có một bộ mẫu tự hoàn chỉnh để đọc, viết bất cứ chữ nào kể cả làm tính… Qui ước chữ Braille là mỗi mẫu tự chỉ có ba hàng chấm dọc, hai hàng chấm ngang là tối đa.

Thí dụ chữ P là , chữ T là , chữ N là .

Bộ chữ Braille được phổ biến rộng rãi nhất trong số người mù và đã giúp cho họ tìm được niềm vui trong sự đọc và viết. Ngày nay có nhiều sách báo in bằng chữ Braille. Ngoài ra, ngày nay còn có loại “sách phát thanh” tức là những cuộn băng ghi âm mà trong băng người ta đọc cả một cuốn tiểu thuyết.