Kiến trúc hoa viên truyền thống của Trung Quốc có gì đặc sắc?
Các công trình kiến trúc trong hoa viên, ngoài một số đình, tạ ra nói chung do nhiều kiến trúc hợp thành một quần thể và biến hoá đa dạng, như hình chữ khải, hình chữ công, hình thước thợ, hình trăng lưỡi liềm v.v. Chúng cùng với một số kiến trúc khác trong công viên như bến thuyền, cầu, tường, hành lang v.v. cấu thành trung tâm của một bức tranh hoàn chỉnh, có chủ đề tư tưởng rõ rệt.
Phong cách kiến trúc hoa viên truyền thống của Trung Quốc còn tuỳ theo từng thời kỳ khác nhau và vùng miền khác nhau mà có sự khác nhau. Hoa viên thời Tần Hán gọi là “cung uyển”, nó lấy kiến trúc cung thất hào hoa làm chủ đề của uyển, trong uyển có cung, trong cung có uyển, bố cục kiến trúc tuy quanh co, nhưng vẫn thường có đường trục rõ rệt. Còn đến thời Tống, thì kiến trúc cung thất bị mờ nhạt, mà chú trọng hơn vào sự phối hợp hài hoà với cảnh sắc non nước, các kiến trúc cũng tuỳ theo cảnh sắc mà bố trí một cách tương ứng “trong cái nhỏ thấy cái lớn”, “tuy do người làm ra, mà như là trời đất dựng nên”. Phong cách đó tiếp tục kéo dài đến sau này và dần dần trở thành nét đặc sắc của hoa viên Trung Quốc nổi tiếng thế giới. Ngoài ra hoa viên có tính chất hành cung thuộc về hoàng gia, như Di Hoà Viên, sơn trang nghỉ mát v.v., kiến trúc hùng vĩ, uy nghi. Hoa viên ở Tô Châu thì tiêu biểu cho vùng Giang Nam, nổi tiếng bởi kiến trúc nhỏ, khéo léo tinh tế, chỉ riêng những bức tường ở trong công viên người ta đã thiết kế những cửa số nhiều hình dáng, nhìn ra bầu trời và các cửa động có thể thưởng ngoạn phong cảnh.
Kiến trúc hoa viên truyền thống của Trung Quốc có giá trị nghệ thuật và giá trị khoa học rất cao, điều đó khiến cho nó có thể lưu truyền đến trăm ngàn đời sau, có ảnh hưởng rất lớn đối với kiến trúc hiện đại.
Từ khóa: Hoa viên Trung Quốc; Kiến trúc hoa viên; Vườn sơn thủy.