Michelangelo là ai?

Từ khóa tìm kiếm: Hãy Trả Lời Em Tại Sao? – Tập 9 – Arkady Leokum

Trong các nhà nghệ thuật vĩ đại nhất của thời kỳ Phục hưng có một người tên Michelangelo. Michelan- gelo không chỉ là một họa sĩ, ông còn là một nhà điêu khắc, một nhà kiến trúc, và còn là một nhà thơ. Mỗi bức tượng, mỗi bức tranh mà Michelangelo hoàn thành phải tốn rất nhiều thời gian nhưng cho dù mất bao nhiêu thời gian đi nữa thì ông cũng chẳng màng, bởi một khi ông hoàn thành tác phẩm nào, thì đó là một đại kiệt tác. Hiện nay, nhiều người trên khắp thế giới không quản đường xa vạn dặm đến thưởng thức tác phẩm của ông.

Ngày nay, nhà điêu khắc muốn chạm trổ một pho tượng, thường dùng đất sét nặn ra một mô hình trước, sau đó chiếu theo mô hình đã nặn xong mà dùng đá khắc thành tượng đá hoặc dùng đồng đúc thành tượng đồng. Nhưng Michelangelo thì không làm thế. Khi ông điêu khắc, ông không tạo ra mô hình trước, mà là trực tiếp đẽo đục ngay trên khối đá. Cứ y như là ông đã nhìn thấy được trong đá đã ẩn tàng sẵn một tượng điêu khắc vậy, và ông chỉ cần đục bỏ đi những bộ phận vô dụng xung quanh tượng là tượng sẽ lộ ra mà thôi.

Lần nọ, có một nhà điêu khắc đem khối đá Vân Nam tạc tượng, nhưng lỡ hư đi. Michelangelo thoạt nhìn qua liền cảm thấy trong khối đá ấy có tượng David. Do đó ông bèn ra tay đục bỏ những bộ phận không cần thiết. Thế là tượng nhà vận động viên trẻ tuổi xuất hiện.

Ông điêu khắc tượng Moses ngồi. Tượng này hiện nay ở trong một giáo đường của La Mã. Khi các bạn bước tới gần tượng điêu khắc ấy, các bạn sẽ cảm thấy tượng ấy đầy sinh động, chẳng khác gì các bạn đang ở trước mặt vị tiên tri Moses. giáo hoàng ở La Mã có một nguyện đường riêng, gọi là nguyện đường Sistine. giáo hoàng muốn Michelan- gelo vẽ lên trần giáo đường những bức tranh. Ban đầu Michelangelo không chịu vẽ. Ông nói với giáo hoàng ông là một nhà điêu khắc chớ không phải là một họa sĩ. Nhưng giáo hoàng vẫn dứt khoát nhờ ông vẽ. Cuối cùng Michelangelo phải nhượng bộ. Có điều, một khi Michelangelo đã bằng lòng nhận công việc này rồi, ông sẽ dốc toàn tâm toàn sức ra làm.

Trong gian nhà này – giáo đường Sistine Chapel – ông ở luôn gần bốn năm, hầu như ngày đêm không bước ra khỏi cửa. Phía dưới trần giáo đường, ông tự tạo cho mình một cái giàn cao. Ông nằm trên giá giàn tạm thời này đọc thơ ca, đọc Kinh thánh, chỉ khi linh cảm đến, như là có “thần trợ lực” ông mới ra tay vẽ mấy nét bút. Ông giam mình trong gian nhà này, và không chấp nhận cho người khác vào, thậm chí ngay cả giáo hoàng ông cũng không chịu cho vô. Ông muốn ở riêng một mình một nhà, không ai quấy rối.

Nhưng một hôm giáo hoàng thấy cửa mở bèn bước vô giáo đường, mục đích là muốn xem công việc đã tiến hành đến đâu. Cũng vừa lúc Michelangelo vô ý đánh rơi mấy dụng cụ vẽ xuống đất, suýt tí nữa đã rơi trúng đầu giáo hoàng. giáo hoàng hết sức giận, nhưng từ đó về sau, nếu như Michelangelo không mời thì ông chẳng bao giờ bước vô giáo đường ấy nữa.

Ngày nay, hàng vạn người trên khắp thế giới đã đổ xô đến chiêm ngưỡng những bức họa trên trần giáo đường này. Có điều, vì bức họa vẽ trên trần, người xem chỉ còn cách nằm trên sàn giáo đường, hoặc nhìn qua một mặt gương mới có thể ngắm nhìn thoải mái.

Michelangelo sống suýt soát chín mươi tuổi, nhưng ông rất ít quen biết và qua lại với người khác. Ông ngại qua lại với nhiều người sẽ gây thêm phiền hà mà tính ông không chịu nổi. Cho nên, ông ở một nơi hẻo lánh xa người, chỉ bầu bạn với các tác phẩm của mình mà thôi.