mực nước thủy triều không cao bằng nhau ở mọi nơi trên trái đất là do đâu?

Từ khóa tìm kiếm: Hãy Trả Lời Em Tại Sao? – Tập 2 – Arkady Leokum

Chắc hẳn bạn đã có lần tới một bờ biển mà mực nước thủy triều lên và xuống chênh nhau cỡ 0,5m rồi chớ? thế mà tại một vài nơi khó mà biết thủy triều lên hay xuống vì mực nước chênh nhau chẳng bao nhiêu. mặt trăng không có can dự gì vào vấn đề này hết. thủy triều là do vấn đề sức hút. trái đất hút mặt trăng về phía mình. Ngược lại, mặt trăng cũng hút trái đất về phía nó, tất nhiên là với một lực yếu hơn lực hút của trái đất. Sức hút của mặt trăng tác động trên trái đất sẽ kéo nước đại dương (chỗ bị sức hút tác động) nhô lên (như một ngọn sóng rất lớn). đó là thủy triều lên. trong khi đó bên kia trái đất (đối xứng với chỗ bị sức hút của mặt trăng tác động), nước đại dương cũng bị kéo nhô lên nhưng thấp hơn vì tác động sức hút của mặt trăng yếu hơn. mặt trăng xoay quanh trái đất, do đó nước đại dương bị kéo phồng lên do sức hút của mặt trăng cũng chuyển dịch theo sức hút đó một ngày hai lần, lần nọ cao hơn lần kia một chút. Nếu đừng có các lục địa, nghĩa là đại dương phủ kín mặt địa cầu thì nhịp điệu cao, thấp của thủy triều có lẽ sẽ đều đặn. Nhưng đã có rất nhiều yếu tố can thiệp vào hiện tượng này, trong đó sự “cản trở” của các lục địa là một. Các lục địa đã gây ra các dòng thủy triều dọc theo các bờ biển và, như ở một vài vịnh, nó “dồn đống” nước thủy triều khiến cho thủy triều lên cao.

Nơi những bờ biển thẳng và thoai thoải, lượng nước thủy triều có để khoảng không gian để trải rộng ra, do đó không lên cao được. Nhưng tại những vịnh hay eo biển hẹp, khoảng không gian không đủ cho thủy triều “dàn mỏng” ra, do đó, mực nước thủy triều cao. Ở vịnh Fundy bên Canada chẳng hạn, độ chênh lệch giữa mực nước thủy triều lên và xuống là 21m. trong khi đó hầu hết các nơi ven địa trung Hải, mực nước chênh lệch đó chỉ là 0,3m đến 0,5m mà thôi.