Từ khóa tìm kiếm: Hãy Trả Lời Em Tại Sao? – Tập 7 – Arkady Leokum
Có một vùng nước độc lập xung quanh đại lục Nam Cực và phía Bắc không có ranh giới lục địa. Nó là vùng nước hình vòng, gồm: Một bộ phận của Nam Thái Bình Dương, Nam Đại Tây Dương và Nam Ấn Độ Dương, biển vùng ven của đại lục Nam Cực, được gọi là Nam Băng Dương. Vì phía Bắc không có ranh giới đất liền theo như thông lệ, nên nhiều nhà khoa học không đồng ý vẽ tách ra một Nam Băng Dương. Do Nam Băng Dương cũng có cấu tạo lòng chảo đáy biển, nhiệt độ và độ mặn, hệ thống hải lưu, hệ thống sinh vật… nên một số nhà khoa học khác cho rằng: đem vùng biển đó gộp lại thành một chỉnh thể sẽ có lợi cho nghiên cứu và đồng ý vẽ riêng vùng nước này ra. Vì thế mà đã từng có nhiều tên gọi như: Nam Cực dương, biển Nam Cực, Nam Băng Dương, Nam Đại
Dương… Nhưng việc xác định ranh giới phía Bắc vẫn còn bất đồng. Gần đây, có nhiều văn kiện nhiều lần đề cập đến tên gọi của Nam Băng Dương, ranh giới phía Bắc của nó thay đổi theo mùa, trong phạm vi Nam vĩ tuyến 380-420, nhiệt độ lớp nước mặt biển của ranh giới này từ 12-150C, cũng tương đương với vòng ngoài của lòng chảo đáy biển quanh cực.
Nam Băng Dương là “thành viên mới” trong gia tộc biển cả. Nếu theo ranh giới để vẽ đường ranh giới phía Bắc thì diện tích của nó cũng không cố định, đại thể gần bằng diện tích của Ấn Độ Dương. Vùng nước hình vòng có chiều rộng bình quân khoảng 2500km, độ sâu lớn nhất là 8624m.
Nam Băng Dương có dòng chảy vòng (hoàn lưu) quấn quanh cực, nó dựa sát đại lục Nam Cực, chảy từ Đông sang Tây, lực rất yếu; dòng hải lưu phía ngoài
Thái Bình
Dương Châu Nam Mỹ
Đại Tây Dương
Nam Băng Dương
Châu Nam Cực
Châu Phi
Châu Đại Dương
Ấn Độ Dương từ Tây sang Đông có lực rất mạnh, nó là chủ thể của dòng hải lưu Nam Băng Dương, gọi là dòng trôi hình vòng, cũng còn gọi là dòng trôi gió Tây.
Độ mặn bình quân của biển trên thế giới là: trong 1000g nước biển chứa 35g muối, ở Nam Băng Dương thấp hơn trị số bình quân đó một chút, chỉ chứa 34,7g muối. Nhiệt độ nước ở Nam Băng Dương rất thấp, ở lớp nước trên mặt bình quân là -1,90C.
Lớp băng phủ dày ở ven bờ đại lục Nam Cực bị nứt vỡ chảy đổ vào Nam Băng Dương, hình dạng như hàng vạn “núi băng” trôi trên mặt biển, núi băng tận phía Bắc có thể trôi đến Nam vĩ tuyến 400. Ngày nay, núi băng lớn nhất dài tới 330km, rộng 96km, cao hơn mặt biển hơn 30m. Núi băng là một trở ngại lớn cho việc thông thương tàu thuyền.
Sinh vật ở Nam Băng Dương có: khuê tảo, tôm và cá voi. Nguồn tôm rất phong phú, một năm có thể thu bắt được 100 triệu tấn. Ngoài ra còn có hải cẩu (chó biển), chim cánh cụt và các loại cá, trong đó có tới hàng vạn chim cánh cụt và là động vật tiêu biểu của châu Nam Cực.