Nếu bạn muốn biết ngày nào đó trong lịch sử hoặc trong tương lai là ngày thứ mấy, nếu không dùng lịch, bạn có tính ra được không?

Trong thực tế có nhiều loại công thức dùng để tính toán ngày nào, tháng nào của một năm nào đó là ngày thứ mấy?

Ví dụ:

Trong đó x là năm dương lịch. C là số ngày tính từ ngày 1 tháng giêng năm đó đến ngày cần tính (gồm cả ngày cần tính trong đó).

Các số hạng là phân số khi tính xong chỉ lấy phần nguyên. Sau khi tính được S, đem S chia cho 7. Nếu số dư của phép chia bằng 0, số ngày cần tính là ngày chủ nhật, nếu số dư là 1 thì là ngày thứ hai v.v…

Ví dụ cần xem ngày 1-7-1921 là ngày thứ mấy?

Ta tính = 1920 + 480 – 19 + 4 + 182 = 2567

Chia S cho 7 ta được số dư là 5. Vậy ngày 1-7-1921 là ngày thứ sáu.

Công thức trên đây không đưa ngày, tháng, trực tiếp vào công thức mà phải tính ngày cần tính là ngày thứ mấy trong năm. Công thức Taylor dưới đây cho phép ta tránh được điều đó.

Trong đó C là hai số đầu của năm dương lịch; y là hai số sau của năm dương lịch, m là số tháng, d là số ngày; điều cần chú ý là với tháng 1 và tháng 2 thì người ta xem là tháng 13 và tháng 14. Sau khi tính được W theo công thức Taylor, đem chia W cho 7, số dư cho ta ngày thứ mấy như ở công thức trước.

Ví dụ: 1. Thử tính ngày 1-10-1949 là ngày thứ mấy? Theo trên ta có C = 19, y = 49, m = 10, d = 1

Dùng công thức Taylor ta có: = 4- 38 +12 +28 = 55

Lấy 55 chia cho 7 dư 6 nên ngày 1-10-1949 là ngày thứ bảy. 2. Ngày 13-1-1999 là ngày thứ mấy?

C= 19, y = 99, m= 13, d = 13. Ứng dụng công thức Taylor ta có: = 4 – 38 + 99 + 24 + 36 +12 = 137 chia 137 cho 7 dư 4, vậy ngày 13-1-1999 là ngày thứ năm.

Từ khoá: Công thức Taylor.