Người ta có thể “tự bùng cháy” như thế nào?

Từ khóa tìm kiếm: Hãy Trả Lời Em Tại Sao? – Tập 10 – Arkady Leokum

Sau 150 năm kể từ khi Dickens mô tả về cái chết của nhà buôn vải Krook trong truyện Bleak House (Ngôi nhà âm u), hàng trăm trường hợp tự cháy rất rõ ràng ở con người đã được ghi nhận. Chúng thường liên quan tới việc một người tự nhiên bị bốc cháy ra tro, cháy hoàn toàn và rất nhanh, không có một nguồn nhiệt rõ ràng nào ở bên cạnh.

Phản ứng của các nhà khoa học (không phải là các phản ứng thông thường kiểu như bỏ mặc nó và xem nó như một sự đam mê của trẻ con) đã tập trung vào “hiệu ứng bấc nến” mà ở đó quần áo của nạn nhân bị bắt cháy từ một cây nến hay điếu thuốc bị rơi rồi hoạt động như bấc của cây nến, làm nóng cơ thể tới nhiệt độ mà chất béo trong cơ thể bị tan ra, cung cấp cho ngọn lửa một nguồn năng lượng trong nhiều giờ. Điều này đã được thử nghiệm vào năm 1999 bởi John de Haan, một nhà nghiên cứu hỏa hoạn ở Mỹ. Người đã sử dụng xác heo để chỉ ra rằng “hiệu ứng bấc nến” có thể sinh ra nhiệt độ vượt quá 7600C.

Trong khi điều này chắc chắn có thể giải thích sự cháy hoàn toàn mà cơ thể đã đạt tới khi bùng cháy tự phát, nó vẫn chẳng giải thích được gì cho tốc độ của hiện tượng này: có nhiều trường hợp được ghi lại rằng con người đã biến thành tro bụi chỉ trong vài phút. Tóm lại, các nhà khoa học hiện nay rất sẵn sàng thừa nhận rằng sự bùng cháy tự phát ở con người là một hiện tượng có thật nhưng vẫn còn khá nhiều việc phải làm trước khi giải thích được tất cả các tính chất nghịch lý của nó.